Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Điều chỉnh quy hoạch KCN tỉnh Long An | |
Hà Nội: Quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường 179 | |
Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị Phú Xuyên |
Theo đó, Khu CNC Hòa Lạc được bố trí ở hai phía của Đại lộ Thăng Long trên địa bàn xã Phú Cát, huyện Quốc Oai và các xã Tân Xã, Hạ Bằng, Thạch Hòa, Bình Yên, Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, Hà Nội với diện tích khoảng 1.586 ha.
Khu CNC Hòa Lạc là trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao cấp Quốc gia; là nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, cung ứng dịch vụ và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao.
Phối cảnh Khu Công nghệ cao Hòa Lạc |
Trọng tâm phát triển của Khu CNC Hòa Lạc là các ngành công nghệ cao như: Công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện từ, chế tạo máy, vật liệu mới, năng lượng mới... và danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Trong đó, khu Giáo dục và đào tạo có diện tích 123,53 ha là nơi tập trung các trường đại học, các cơ sở đào tạo, dạy nghề, là nơi cung cấp đội ngũ nhân lực có chuyên môn, tay nghề cao.
Khu Nghiên cứu và triển khai có diện tích 263,15 ha, là nơi tập trung các cơ sở nghiên cứu phát triển, hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời là nơi đào tạo và thu hút các chuyên gia trong các ngành công nghệ cao và những người có trình độ cao làm công tác nghiên cứu và ứng dụng. Khu Nghiên cứu và triển khai sẽ là cầu nối giữa nghiên cứu và thực tiễn, nơi ươm mầm các phát minh.
Khu Phần mềm có diện tích 55,93 ha là nơi tập trung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phần mềm, cung cấp các dịch vụ sản xuất kinh doanh liên quan đến công nghệ thông tin.
Ngoài ra Khu CNC Hòa Lạc còn có khu Công nghiệp công nghệ cao; khu Trung tâm, khu Hỗn hợp, khu Nhà ở, khu Giải trí và thể dục thể thao.
Được biết, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc được Chính phủ phê duyệt năm 2010, có tổng vốn đầu tư khoảng 450 triệu USD, trong đó, 400 triệu USD từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản.
Dự án xây dựng Khu CNC Hòa Lạc được đầu tư liên tục đến năm 2030. Trong đó, khuyến khích xã hội hóa các dự án: Xây dựng nhà ở cho người lao động, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các công trình công cộng và cung cấp dịch vụ công; ưu tiên các dự án xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.