DN nhập khẩu phải chi thêm 15 ngàn tỷ đồng chi phí kiểm tra mỗi năm
Minh bạch, thống nhất để tuân thủ tốt hơn | |
Từ việc dừng chuyện dán tem bia | |
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, minh bạch thông tin lãi suất |
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết tại Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) tổ chức ngày 4/12 tại TP.HCM - Hội nghị đối thoại doanh nghiệp đầu tiên kể từ khi Ban ra mắt.
Theo đánh giá của Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, thời gian qua các DN đã tích cực tham gia và đánh giá cao trọng tâm cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, trong đó việc hội nhập quốc tế là một điều kiện nền tảng đã thực hiện khá hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề chồng chéo, chia sẻ thông tin, tiếp cận thông tin qua cán bộ… vẫn còn là rào cản lớn.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú dự hội nghị |
Báo cáo kết quả khảo sát trên 100 DN hoạt động trong các lĩnh vực du lịch, kinh tế số - khởi nghiệp sáng tạo, nông nghiệp, tài chính và một số lĩnh vực khác được ông Trương Gia Bình, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính trình bày cho thấy, vẫn còn nhiều rào cản, vướng mắc. Cụ thể, 73% DN được khảo sát cho biết thủ tục còn rườm rà, gây mất thời gian cho DN, 64% DN còn phàn nàn về thái độ và hành vi ứng xử của cán bộ cơ quan Nhà nước, 46% DN phản ánh về sự chồng chéo giữa các cơ quan Nhà nước.
Trong đó, thủ tục rườm rà phần lớn liên quan đến các thủ tục về nhập khẩu, giao đất, thủ tục thành lập DN xuất bản. Các DN phản ánh còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các cơ quan công quyền, nhiều nơi còn hình sự hóa quan hệ kinh tế. “Thái độ của cơ quan công quyền, cách làm việc còn quan liêu, một số cán bộ còn gây khó dễ cho DN vì lợi ích cục bộ”, ông Trương Gia Bình nói.
Đánh giá giải pháp hỗ trợ của DN, yếu tố được các DN cho là tích cực nhất là hội nhập quốc tế giúp DN tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu. Các nỗ lực cải cách thủ tục hành chính cũng được các DN ghi nhận với 27% DN đánh giá tốt, 73% DN đánh giá ở mức trung bình, tiếp theo là rà soát cắt giảm đầu tư công với mức đánh giá tương tự. Một số giải pháp chưa được các DN đánh giá cao là đất đai, cổ phần hóa và xử lý nợ xấu.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các DN đánh giá cao hỗ trợ của Chính phủ cũng như các hoạt động hỗ trợ của Trung ương. Tuy nhiên, hoạt động triển khai tại các cấp thực hiện còn hạn chế, đặc biệt, nhiều hoạt động hỗ trợ của Trung ương không được triển khai tại các địa phương.
Phản ánh các khó khăn, vướng mắc đối với từng ngành cụ thể, đại diện các DN cho biết: Đối với ngành nông nghiệp là chính sách thu hút đầu tư chưa hiệu quả, các chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao chưa phù hợp, DN gặp khó khăn trong tiếp cận các cơ chế ưu đãi. Ngoài ra, ngành nông nghiệp chưa có sàn giao dịch nông sản đúng nghĩa; cơ chế hợp tác công tư trong xúc tiến thương mại của ngành còn hạn chế, ít hiệu quả, chưa có chính sách hỗ trợ đặc thù và kịp thời cho ngành tôm giống để tăng cường sản lượng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các vùng nuôi tôm giống.
Đối với ngành du lịch, các DN cho rằng, hoạt động đầu tư, quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia chưa tương xứng với mục tiêu phát triển và tiềm năng du lịch quốc gia. Chính sách thị thực cho khách quốc tế đến Việt Nam còn là rào cản. Môi trường điểm đến du lịch chưa được quản lý đúng mức và chuyên nghiệp làm giảm đáng kể lượng khách quay lại Việt Nam. Thái độ ứng xử của cơ quan công quyền còn tùy tiện, lạm dụng thực thi chính sách pháp luật gây khó khăn cho DN.
Về kinh tế số và khởi nghiệp sáng tạo, bà Trương Lý Hoàng Phi - Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM cho rằng, bên cạnh các khó khăn về vốn các DN khởi nghiệp cũng đang gặp các rào cản vô hình liên quan đến giấp phép và thủ tục hành chính. Ngoài ra, DN cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận về thông tin của các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, sự minh bạch thông tin còn hạn chế, đầu mối hỗ trợ DN còn chưa đủ lớn, vườn ươm doanh nghiệp cần sự tham gia của Chính phủ, đào tạo nguồn nhân lực tại các vườn ươm tạo, cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ, đưa ra các chính sách ưu đãi về thuế để các DN tư nhân có thể cùng tham gia vào việc ươm tạo DN khởi nghiệp.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết xếp hạng cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam lên tới 16 bậc, đứng thứ 68 theo đánh giá của Báo cáo Môi trường Kinh doanh của World Bank 2017 như một dẫn chứng cho thấy những cải cách hành chính của Việt Nam đã và đang đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. |