Giá vẫn chịu chi phí trung gian vô lý
Giá cả và lạm phát: Một năm điều hành thành công | |
Năm 2016: Tăng trưởng GDP ước 6,3%, lạm phát khoảng 4,75-4,9% |
CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015. Mức tăng CPI tháng 12/2016 so với cùng kỳ năm 2015 và mức tăng CPI bình quân năm 2016 so với bình quân năm 2015 tăng cao hơn so với năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6/2015 –11/2016, dự báo tháng 12/2016 - Nguồn: Báo cáo Tổng cục Thống kê năm 2015, 2016 |
“Trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được kết quả này là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện”, PGS-TS. Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng - Viện Kinh tế Tài chính phát biểu.
PGS.Minh điểm lại, giữ được lạm phát và giá cả trong tầm mục tiêu là do: sự chủ động, phối hợp của các bộ, ngành, Tài chính, Công Thương với các địa phương trong triển khai công tác cân đối nguồn cung, công tác quản lý, điều hành giá và tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường nên không xảy ra hiện tượng thiếu hàng, sốt giá. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương điều hành kinh doanh xăng dầu phù hợp tình hình thị trường thế giới và trong nước góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
“Cách điều hành giá năm qua đã mềm mại hơn với những giải pháp cụ thể giảm áp lực tăng giá đột biến. Đặc biệt là kết nối cung cầu hàng hóa của các địa phương được tốt hơn, làm cho giá cả lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng đỡ có những giật cục, gây tâm lý xã hội không được tốt”, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội phát biểu.
Phía bên kia của thành tích “điều hành chủ động, kiểm soát được lạm phát”, là một sự thật “CPI nông thôn tăng 4,55%, CPI khu vực thành thị chỉ tăng 4,44% thấp hơn khu vực nông thôn. Điều này cho thấy mặc dù thu nhập của người dân nông thôn thấp hơn thành thị, song CPI lại cao hơn, làm cho thu nhập thực tế của người dân nông thôn giảm hơn so với khu vực thành thị, đời sống của nông dân vốn đã khó khăn hơn thành thị, nay lại tăng thêm”, GS-TS. Ngô Trí Long phát biểu.
Dù sức mua đã được cải thiện trong năm qua, nhưng mức tăng vẫn chậm, cầu trong nước tuy phục hồi, nhưng chưa cao, người dân tiếp tục thắt chặt chi tiêu sau các năm suy giảm kinh tế.
TSKH.Nguyễn Thị Hiền – một chuyên gia về giá cả, đã đưa ra một bức tranh hoàn toàn khác trong lĩnh vực giá dịch vụ. Câu chuyện ồn ào về sự tùy tiện trong thu tiền vé giữ xe tại các bãi giữ xe trên cả nước còn chưa dịu xuống thì giữa năm 2016 dư luận lại bức xúc với thông tin về giá cao chót vót của hàng ăn uống tại sân bay.
Trong cơ cấu tiêu dùng của người dân tỷ trọng chi tiêu cho lương thực, thực phẩm đã giảm trong khi mức chi cho dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng. Giá dịch vụ ảnh hưởng đến đời sống của nhiều tầng lớp dân cư. Cần siết chặt việc quản lý giá dịch vụ đi đôi với thực hiện nghiêm túc quy định về đăng ký giá, niêm yết giá trong Luật Giá.
Bức tranh giá và các tác nhân gây tăng giá mà các chuyên gia và nhà khoa học vừa phục dựng cho thấy rõ một điều: giá tăng hay giảm bị ảnh hưởng nhiều từ thế giới nhưng cũng phụ thuộc không nhỏ vào công tác quản lý điều hành giá và hệ thống phân phối trong nước. Nó đòi hỏi cần phải có giải pháp để năm 2017 kiềm giữ được lạm phát ở mức tăng 4% như Quốc hội đặt ra.
Ông Phạm Minh Thụy (Viện Kinh tế - Tài chính), nhấn mạnh diễn biến giá năm 2017 phụ thuộc vào quan điểm và các quyết sách thực hiện lộ trình điều chỉnh giá một số mặt hàng của Nhà nước. Nếu Chính phủ thực hiện những quyết sách mạnh về điều chỉnh giá một số hàng hóa quan trọng và nhạy cảm hoặc nới lỏng chính sách tiền tệ để tạo động lực cho tăng trưởng cao hơn... thì CPI của Việt Nam bình quân năm 2017 so với năm 2016 sẽ còn tăng cao hơn nữa. Ông kiến nghị Chính phủ cần có giải pháp điều hành nền kinh tế đồng bộ để giữ ổn định giá cả thị trường và ổn định kinh tế vĩ mô như mục tiêu đã đề ra.
NHNN Việt Nam đã điều hành lãi suất và tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô. Việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ và biên độ giao dịch là +/3%, theo đó tỷ giá trung tâm được điều chỉnh hàng ngày bám sát diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước và quốc tế, tỷ giá trung tâm biến động có tăng, có giảm. Giá vàng trong nước đã tiệm cận và biến động cùng xu hướng với giá vàng thế giới, không có tình trạng “sốt vàng” gây bất ổn kinh tế - xã hội… PGS-TS. Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng - Viện Kinh tế Tài chính |