Liên kết và khoảng trống thông tin
Cần lưu ý rào cản thương mại | |
FTA Việt Nam – EU: Khi cơ hội là bình đẳng | |
Sửa soạn để hội nhập |
Với việc thời gian qua Việt Nam và các đối tác đã kết thúc đàm phán và ký kết nhiều FTA, Vụ trưởng Lê Hữu Phúc, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Công Thương) nhìn nhận “Hiện nay chúng ta đang bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới, trong đó đòi hỏi công nghiệp phải có tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong giai đoạn 2016-2020. Vì vậy, việc nâng cao vai trò của các tham tán thương mại trong việc mở rộng các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp với các đối tác là hết sức quan trọng, giúp ngành công nghiệp tận dụng các lợi thế về vốn, khoa học, công nghệ và nâng cao sức cạnh tranh”.
Ảnh minh họa |
Ông Lê Hữu Phúc cho biết, việc thực thi các FTA gần đây sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Đánh giá chung của JETRO về cảm nhận môi trường kinh doanh cho thấy, Việt Nam đã trở thành địa điểm thu hút đầu tư FDI hàng đầu trong khu vực.
Đây sẽ là cơ hội cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty kêu gọi các NĐT chiến lược, tiếp cận các đối tác đầu tư để tăng tiềm lực tài chính, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản trị hiện đại, qua đó tăng năng lực cạnh tranh cho các cơ hội kinh doanh mới. Và để tranh thủ cơ hội này, việc nâng cao chất lượng đầu tư nước ngoài, thúc đẩy quan hệ đối tác của các tập đoàn đa quốc gia và các DN Việt Nam trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam là hết sức cần thiết.
Ông Phúc đề nghị các tham tán cung cấp thông tin và xây dựng mạng lưới đối tác, giúp đỡ, hỗ trợ trong các lĩnh vực:cung cấp thông tin về môi trường kinh doanh ở Việt Nam cho các đối tác nước ngoài; xây dựng mạng lưới quan hệ đối tác với các DN đa quốc gia; thông tin về nhu cầu, định hướng chiến lược của các tập đoàn đa quốcgia; thông tin hỗ trợ khả năng tiếp cận tài chính với các tổ chức quốc tế; cũng như tìm kiếm, giới thiệu các đối tác chiến lược có thể đầu tư tài chính cũng như đầu tư chiến lược cho các DN Việt Nam trong quá trình cổ phần hóa hoặc thoái vốn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú khuyến nghị các tham tán, tùy viên, đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài cần mở rộng phạm vi nghiên cứu, tiếp cận của mình đối với mọi khía cạnh phát triển kinh tế-xã hội của nước sở tại, để không chỉ phát hiện những nhu cầu hợp tác mới, mà còn phát hiện những xu hướng phát triển mới về năng lực cạnh tranh, xu hướng tái cơ cấu của quốc gia đó, đặc biệt là của các nền kinh tế lớn, các nền kinh tế trong khu vực, các khối kinh tế đa phương có liên quan, để có cơ sở đề xuất xây dựng các chính sách phát triển ngành phù hợp cho các bộ/ngành trong nước.
Tuy nhiên, một số tham tán cho rằng, vấn đề bất cập nhất trong việc thúc đẩy hợp tác công nghiệp và xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực này liên quan đến cập nhật và cung cấp thông tin trong nước. Một tham tán cho biết, chúng ta chưa có nguồn cung cấp tập trung, định kỳ, thường xuyên để các tham tán có thể biết được bức tranh tổng thể quốc gia với các nước trên thế giới đang hợp tác công nghiệp như thế nào, và thị trường được mình phụ trách hợp tác công nghiệp song phương thực trạng ra sao.
“Rất cần một phương thức nào đó cung cấp thông tin cho các tham tán, trên cơ sở đó chúng tôi có hướng để kết nối, vận động và thúc đẩy hợp tác đầu tư”, một tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài đề nghị.