Nợ công: Vẫn đảm bảo chi trả đầy đủ, đúng hạn
Xây dựng thể chế quản lý nợ công đủ mạnh | |
Tăng kỷ luật tài chính để đảm bảo an toàn nợ công |
Một trong những vấn đề thị trường quan tâm, đó là việc người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi EU (hay còn gọi sự kiện Brexit), tác động đến TTCK ở mức nào, ảnh hưởng đến nợ công ra sao.
Sự kiện Brexit tác động nhiều mặt đến kinh tế thế giới, làm thay đổi tỷ giá nhiều đồng tiền. Nó khiến đồng EURO giảm giá, đồng nhân dân tệ mất giá và đồng bảng Anh mất giá tới 8%. Còn đồng USD đã ổn định trở lại sau một giai đoạn lên giá thì nay lại đứng trước xu hướng mất giá, đồng thời đẩy đồng Yên lên giá (trước là 102 Yên đổi 1 USD nay là 112 Yên đổi 1 USD).
Vậy nợ công của Việt Nam sẽ bị tác động ra sao khi tỷ giá các đồng tiền trên thế giới thay đổi như vậy?
Giải pháp quan trọng là quản lý kiểm soát chặt chẽ nợ công trong giới hạn cho phép |
Theo số liệu của Bộ Tài chính, trong nợ Chính phủ, 55% là nợ bằng đồng Việt Nam, nợ bằng USD chiếm 16%, 13% là nợ tính bằng đồng Yên và 7% nợ tính bằng đồng EURO, 2% tính bằng bảng Anh.
Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), cho rằng: nợ công là dài hạn, nên khi có những tác động mang tính tâm lý thì chưa thể xác định ngay được mức ảnh hưởng tới nợ công. NHNN đã điều chỉnh tỷ giá trung tâm của 8 loại tiền tệ khác nhau, trong đó có USD, EURO, nhân dân tệ, yên… Việc điều chỉnh kịp thời này đã giúp ảnh hưởng đến nợ công không lớn lắm. Do các đồng tiền trên biến động ngược chiều nhau, bù trừ nhau, nên các tác động về cơ bản không quá lớn.
Tuy nợ công vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng nếu tăng trưởng kinh tế vẫn thấp sẽ dễ đẩy nợ công vượt trần. Và lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về định hướng huy động và sử dụng nợ công giai đoạn 2016-2020.
Hiện nay vẫn đảm bảo chi trả nợ đầy đủ, đúng hạn, trong phạm vi dự toán. Bộ luôn tăng cường quản lý, giám sát nợ Chính phủ bảo lãnh cũng như nợ của chính quyền địa phương; thường xuyên theo dõi đánh giá mức an toàn nợ công, nợ Chính phủ; Tiếp tục cơ cấu lại nợ trong nước theo hướng đa dạng hóa kỳ hạn TPCP, trong đó tập trung phát hành trái phiếu kỳ hạn từ 5 năm trở lên (Kỳ hạn TPCP 6 tháng đầu năm 2016 bình quân là 6,8 năm, lãi suất bình quân khoảng 6,4%/năm).
Giải pháp quan trọng là quản lý kiểm soát chặt chẽ nợ công trong giới hạn cho phép, thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn theo kế hoạch vay nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ. Kiểm soát chặt chẽ nợ của chính quyền địa phương; thực hiện cơ chế cho vay lại chính quyền địa phương đối với vốn vay ODA và vay ưu đãi. Xây dựng đề án và triển khai giải pháp tái cơ cấu danh mục nợ công; phương án huy động và trả nợ trong điều kiện Việt Nam tốt nghiệp IDA.
Với TTCK, chỉ tác động gián tiếp
Dù sự kiện Brexit không tác động đáng kể đến TTCK trong ngắn hạn nhưng nhiều chuyên gia dự báo về dài hạn sẽ có nhiều ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại vào Việt Nam khi mà các nhà đầu tư sẽ xoay chuyển dòng vốn về những nơi an toàn hơn. Vậy, cần những biện pháp gì để tiếp tục thu hút vốn ngoại?
Nhìn lại thị trường, ngay sau sự kiện Brexit, ngày 24/6 VN-Index mất hơn 11 điểm xuống còn hơn 620 điểm. Nhưng kết thúc phiên giao dịch ngày 1/7, VN -Index đã vượt mốc 640 điểm. Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBCKNN cho rằng, TTCK Việt Nam chỉ chịu tác động gián tiếp. Ông cho biết, cơ quan quản lý vẫn tiếp tục tăng cường quản lý giám sát thị trường hơn, kiên định chính sách và giải pháp phát triển của thị trường vĩ mô nói chung, chứng khoán nói riêng.
Nghị định 60 có nới room cho nhà đầu tư nước ngoài lên 100%. Nhưng ít DN thực hiện được do vướng mắc ở quy định tỷ lệ 51% trong Luật Đầu tư (trong đó có việc DN có vốn đầu tư nước ngoài góp 51% vốn điều lệ được coi như nhà đầu tư nước ngoài, nên khi thực hiện dự án phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).
Ông Sơn cho biết, UBCKNN đang cùng cơ quan chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa nội dung này và đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư định nghĩa rõ hơn về tỷ lệ sở hữu để tháo gỡ vướng mắc cho các DN niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK cũng như thu hút tốt hơn dòng vốn ngoại. Và một nguyên nhân ít DN thực hiện được việc mở room đến 100% cho nhà đầu tư nước ngoài là do cổ đông của công ty. Bởi lẽ Nghị định 60 đã trao quyền quyết định cho đại hội cổ đông quyết.
Tính đến tháng 6/2016, quy mô TTCK tăng khoảng 11% so cuối năm 2015 và đạt tỷ lệ 36% GDP; thông qua thị trường đã huy động được 223 nghìn tỷ đồng (bao gồm phát hành TPCP, cổ phiếu, đấu giá cổ phần) cho NSNN và cho đầu tư phát triển. Hoạt động thị trường ổn định.
Bộ Tài chính cho biết, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về TTCK, trình Chính phủ ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh chứng khoán; hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2015/NĐ-CP về cổ phần hóa gắn với niêm yết và việc nới room đối với nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời, triển khai các giải pháp để thu hút các dòng vốn trong nước, ngoài nước nhằm thúc đẩy TTCK phát triển.