Phấn đấu đến năm 2020 doanh số thương mại điện tử B2C đạt 10 tỷ USD
Việt Nam lần đầu tổ chức Diễn đàn tiếp thị trực tuyến | |
Hà Nội: Đưa thương mại điện tử thành hoạt động phổ biến | |
Thương mại điện tử: Có lòng tin thì tiêu dùng sẽ bùng nổ |
Ảnh minh họa |
Theo đó, về hạ tầng TMĐT, Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình TMĐT, đặc biệt loại hình TMĐT doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C), doanh nghiệp - doanh nghiệp (B2B), chính phủ - người dân (G2C), chính phủ - doanh nghiệp (G2B).
Đồng thời xây dựng mạng lưới dịch vụ vận chuyển, giao nhận và hoàn tất đơn hàng cho TMĐT bao phủ tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước; từng bước mở rộng ra khu vực nhằm đẩy mạnh hoạt động TMĐT xuyên biên giới…
Về quy mô thị trường TMĐT, Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020 có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm; Doanh số TMĐT B2C tăng 20%/năm, đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước; hương mại điện tử xuyên biên giới phát triển nhanh, phục vụ thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu. Giao dịch TMĐT B2B chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020.
V ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp, đến năm 2020 có 50% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin giới thiệu và bán sản phẩm của doanh nghiệp; 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng TMĐT; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đai có thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đĩnh qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng; Hình thành một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TMĐT lớn có uy tín trong khu vực Đông Nam Á...
Để hiện thực hóa những mục tiêu này, Kế hoạch cũng đề ra những nội dung thực hiện như: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về TMĐT; Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT; Phát triển các cơ sở hạ tầng cho TMĐT; Phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT; Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT; Phát triển TMĐT tại một số vùng và lĩnh vực trọng điểm...
Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch tổng thể được bảo đảm từ các nguồn: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.