SCIC: Nâng cao vị thế người đại diện
Nâng cao hiệu quả công tác đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp | |
SCIC: Nhà đầu tư chiến lược | |
Đề xuất SCIC sẽ có 2 người đại diện theo pháp luật |
Tính đến 31/7/2017, tổng danh mục đầu tư của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) gồm 141 DN, với vốn Nhà nước theo giá trị sổ sách là 19.558 tỷ đồng trên tổng số vốn điều lệ là 94.927 tỷ đồng, bao gồm: 134 CTCP; 2 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; 5 Công ty TNHH MTV. “Những kết quả mà SCIC được Đảng, Nhà nước ghi nhận trong thời qua có vai trò, sự đóng góp to lớn của hệ thống người đại diện. Điều đó không chỉ đem lại thành công cho SCIC mà còn hết sức cần thiết cho quá trình cải cách, cổ phần hóa DNNN theo chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước”, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC Nguyễn Đức Chi đánh giá tại Hội nghị công tác đại diện vốn Nhà nước tại DN của SCIC mới đây.
Ảnh minh họa |
“Hoạt động của người đại diện tại DN đã ngày càng đạt kết quả tích cực, giúp SCIC thực hiện tốt hơn quyền và trách nhiệm của cổ đông góp vốn tại DN”, SCIC nhìn nhận. Như trong năm 2016, với sự góp sức của người đại diện đóng vai trò là lãnh đạo chủ chốt tại DN, một số DN có vốn Nhà nước do SCIC quản lý đã đạt mức vượt kế hoạch doanh thu trên 10% như Bảo Minh (148%), Nhựa Bình Minh (131%), Sa Giang (136%), SIC (122%), Vinaconex (114%), Vinamilk (113%), Ftel (113%), Dược Hậu Giang (111%), Vinare (110%)… Không những thế, nhiều DN có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (chỉ số ROE) rất cao như ở Vinamilk (42%), FTel (29%), Nhựa Bình Minh (27%), Dược Hậu Giang (25%), CTCPP Sa Giang (24%), Nhựa Tiền Phong (22%), FPT (22%), Traphaco (21%)…
Hệ thống người đại diện đã thực hiện tốt chỉ đạo của tổng công ty tiếp tục tái cơ cấu, cổ phần hóa các Công ty TNHH MTV theo Đề án tái cơ cấu SCIC đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó đã hoàn thành cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Thương mại Du lịch và Dịch vụ tổng hợp Điện Biên, Công ty TNHH MTV Khoáng sản Bà Rịa - Vũng Tàu; bán hết vốn tại Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lai Châu. Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC, Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến Đá An Giang, Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển HPI cũng đã được tiếp tục củng cố nâng cao hiệu quả.
Người đại diện còn phối hợp tốt với tổng công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại của DN kinh doanh yếu kém; có tranh chấp, khiếu kiện kéo dài như: CTCP Xuất nhập khẩu Hà Tĩnh, Công ty TNHH Nông công nghiệp Hà Trung, CTCP Nông sản Tân Lâm, CTCP Giày Đông Anh, CTCP Du lịch Đồ Sơn...
Đặc biệt với công tác bán vốn - một trong những nhiệm vụ quan trọng của SCIC trong giai đoạn hiện nay, tuy bối cảnh thị trường không nhiều thuận lợi, nhưng lực lượng người đại diện phần vốn Nhà nước tại DN của SCIC đã phối hợp tốt với tổng công ty xử lý các tồn tại, hỗ trợ tư vấn xây dựng hồ sơ bán vốn, giới thiệu nhà đầu tư, tạo điều kiện tốt để bán vốn thành công. Năm 2016, SCIC bán vốn thành công tại 73 DN trong đó có 37 DN trong danh sách khó bán. Việc bán hết vốn tại 71 DN, bán bớt vốn tại 2 DN đã thu về 16.112 tỷ đồng đạt 5,2 lần giá vốn (3.083 tỷ đồng), chênh lệch tăng là 13.029 tỷ đồng.
Việc lựa chọn và đề cử những người đại diện xứng đáng giữ các chức vụ trong bộ máy quản lý, điều hành DN cũng đã góp phần quan trọng, đảm bảo lợi ích của cổ đông Nhà nước tại DN một cách trách nhiệm. Đặc biệt với việc ban hành Quy chế Người đại diện, từ đầu năm 2017, người đại diện còn có thêm các công cụ hỗ trợ tiện ích khác như “Sổ tay hướng dẫn biểu quyết” và “Bộ quy tắc quản trị DN”.
“Trong thời gian tới, công cuộc cải cách DNNN vẫn đang được Đảng, Nhà nước tiến hành mạnh mẽ theo hướng cổ phần hóa, đa sở hữu, rất ít ngành nghề Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối”, ông Chi cho biết. Do vậy, công tác đại diện vốn ngày càng trở nên hết sức cần thiết và quan trọng. Để đáp ứng được yêu cầu công việc, ngay trong hội nghị này, SCIC tổ chức Hội thảo “Cập nhật các quy định mới về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng”. Và cũng bắt đầu từ tháng 7/2017, tổng công ty đang đi vào thí điểm áp dụng hệ thống quản trị nhân sự mới theo hướng chuẩn hoá nội dung, chất lượng và tiến độ đối với toàn bộ cán bộ, nhân viên là người lao động tại tổng công ty (trong đó có cả các cán bộ của SCIC hiện đang là người đại diện biệt phái đến các DN thành viên).
SCIC giữ danh mục đầu tư gồm 141 DN Vừa qua, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tổ chức Hội nghị công tác đại diện vốn nhà nước tại DN. Theo báo cáo tại hội nghị, tính đến 31/7/2017, tổng danh mục đầu tư của Tổng công ty gồm 141 DN, với vốn nhà nước theo giá trị sổ sách là 19.558 tỷ đồng trên tổng số vốn điều lệ là 94.927 tỷ đồng.Trong năm 2016 vừa qua, với sự góp sức của người đại diện đóng vai trò là lãnh đạo chủ chốt tại DN, một số DN có vốn nhà nước do SCIC quản lý đã đạt mức vượt kế hoạch doanh thu trên 10%. Về công tác bán vốn - một trong những nhiệm vụ quan trọng của SCIC trong giai đoạn hiện nay. Tuy bối cảnh thị trường không nhiều thuận lợi, nhưng lực lượng người đại diện phần vốn nhà nước tại DN của SCIC đã phối hợp tốt với Tổng công ty xử lý các tồn tại, hỗ trợ tư vấn xây dựng hồ sơ bán vốn, giới thiệu nhà đầu tư, tạo điều kiện tốt để bán vốn thành công. Năm 2016, SCIC bán vốn thành công tại 73 DN (trong đó bán hết vốn tại 71 DN, bán bớt vốn tại 2 DN) và có 37 DN trong danh sách khó bán, thu về 16.112 tỷ đồng trên giá vốn 3.083 tỷ đồng (đạt 5,2 lần), chênh lệch tăng là 13.029 tỷ đồng. MH |