Thay đổi tư duy, tạo ra khác biệt
Sản xuất gỗ: Thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại | |
Chính phủ luôn đồng hành cùng DN | |
Doanh nghiệp ô tô “thấm đòn” hội nhập |
Sản phẩm Việt được quốc tế ưa chuộng
Ông Yasuo Nishitohge, Tổng giám đốc Aeon Việt Nam cho biết, nhiều sản phẩm chất luợng của DN Việt Nam đang được khách hàng Nhật Bản ưa chuộng. Sản phẩm cá tra Việt Nam đang được bán rất nhiều tại các siêu thị Nhật Bản. Cũng vậy, các sản phẩm khác của Việt Nam được bày bán ở Nhật Bản và nhận được đánh giá cao từ khách hàng Nhật Bản.
Tuy nhiên, ông Yasua Nishitoghe cũng cho rằng để tăng hiệu quả bán hàng DN Việt Nam cần tăng việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất. “Các DN Việt Nam cần phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá cũng như có sự minh bạch trong ký kết với các nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng và giá cả phải chăng cho khách hàng”, ông Yasuo Nishutohge đưa ra lời khuyên cho các DN Việt Nam.
Phải kiến tạo quá trình giáo dục khả năng tiếp cận đăng ký phát minh, sáng chế, tạo dựng thị trường mua bán nghiên cứu, sản xuất, văn hoá, đời sống |
Nhận định về thuận lợi của các DN Việt Nam, ông Fred Burke thành viên ban lãnh đạo Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AMCHAM) cho rằng dây chuyền cung ứng các sản phẩm ở Việt Nam đã thay đổi, quy trình giá trị sản phẩm cũng đã tăng lên, hàng hoá giá trị cao của DN Việt Nam gần đây đã xuất hiện. Chính sách của Việt Nam rất thông minh khi đàm phán thương mại tự do với nhiều quốc gia chứ không chỉ riêng với một quốc gia nào. Chính do điều này, nhiều ngân hàng nước ngoài đã vào Việt Nam và tác động tích cực, từ đó đẩy mạnh việc xây dựng hạ tầng tại Việt Nam.
Phải thấy rằng, chính nhờ những hiệp định thương mại tự do của Việt Nam ký kết với nhiều quốc gia mà nhà đầu tư các nước xung quanh đã bắt đầu chú ý đến và đầu tư sản xuất sản phẩm tại Việt Nam. Đơn cử, nhiều nhà đầu tư đã chuyển dây chuyền sơ chế, trồng chuối từ Philippines sang Việt Nam để tận dụng lợi thế hiệp định thương mại tự do của Việt Nam - Hàn Quốc để sản xuất chuối xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc với mức thuế đã xuống bằng 0.
Cần tạo sản phẩm khác biệt
Ông Yuichiro Shiotani, Tổng giám đốc Topvalu Japan khẳng định, để tiếp cận được thị trường Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, các DN cần thay đổi tư duy trong sản xuất, tập trung tạo ra giá trị gia tăng và sự khác biệt cho sản phẩm, tránh việc sản xuất đại trà các mặt hàng đã có và có giá trị thấp. Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu cũng vô cùng quan trọng trong việc nâng cao lợi thế và cơ hội xuất khẩu cho các DN.
Dẫn chứng về sự thay đổi này, ông Yuichiro Shitani đưa ra một mẫu áo thun người đặt hàng yêu cầu làm 3 màu sọc nhưng chỉ cần thay đổi nhỏ trong suy nghĩ, DN có thể tạo ra mẫu áo thun 3 sọc như yêu cầu nhưng chỉ cần 2 màu chủ đạo.
Nhìn nhận vấn đề này, ông Nguyễn Phú Hoà, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng những thay đổi nhanh chóng của bối cảnh kinh tế, thương mại thế giới, khiến chiến lược phát triển của các nước dựa vào thu hút đầu tư nước ngoài và lợi thế lao động giá rẻ như Việt Nam phải đối mặt với bước hụt trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thách thức không chỉ đến từ diễn biến thị trường mà còn xuất phát từ chính nội tại của các ngành sản xuất, các DN Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Phú Hoà, để thay đổi, chúng ta phải kiến tạo quá trình giáo dục, nhận thức về sáng tạo, sáng chế; đẩy mạnh khả năng tiếp cận đăng ký phát minh, sáng chế, tạo dựng thị trường mua bán bằng phát minh sáng chế; đề cao những người phát minh sáng chế, khai phóng trong giáo dục, nghiên cứu, sản xuất, văn hoá, đời sống…
Hiện Việt Nam đang được nhắc đến là một trong những quốc gia xuất khẩu nhiều nhất thế giới ở nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, làn sóng xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam chỉ mới tập trung vào việc gia tăng số lượng xuất khẩu.
Thực tế, Việt Nam đã và đang xuất khẩu hầu hết sản phẩm dưới dạng thô, xuất khẩu “những gì mình có” thay vì xuất khẩu “những gì thị trường cần. Điều đó có thể nhận thấy qua việc Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu gạo, cà phê, hồ tiêu… nhưng giá trị thu về lại chưa tương xứng với số lượng. Một điển hình khác, xét về kim ngạch xuất khẩu thì Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia sản xuất dệt may lớn nhất thế giới, nhưng chưa có một thương hiệu thời trang nào của Việt Nam khẳng định được giá trị trong chuỗi cung ứng dệt may của thế giới.