VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 chỉ đạt 6,1%
ADB: Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm 2017 | |
Lo tăng trưởng khó đạt, lạm phát chịu nhiều sức ép | |
Tăng trưởng thấp hơn, song nền tảng tốt hơn |
Sản xuất công nghiệp suy giảm bất thường và ngày càng phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài |
Đánh giá những khó khăn và thuận lợi đối với nền kinh tế trong năm 2017, VEPR cho biết, kể từ cuối năm 2016, sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới. Kinh tế Mỹ, EU, Nhật bản đều chứng kiến sự cải thiện tăng trưởng. Tuy nhiên, những bất trắc về chính sách thương mại của ông Donald trump hay sự thắng thế của chủ nghĩa cực hữu tại châu Âu có thể tạo ra những khó khăn mới cho thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Trong khi đó trong nước, hầu hết các ngành công nghiệp suy giảm một cách bất thường khiến tình hình tăng trưởng không đạt được như kỳ vọng. Đáng chú ý giá trị GDP của Việt Nam ngày càng phục thuộc nhiều hơn vào sản lượng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là một số công ty lớn như Samsung.
Tương tự thương mại tăng trưởng cao nhưng xuất khẩu vẫn chưa phục hồi thực sự về lượng. Đáng lo ngại hơn cả là tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục giảm xuống chỉ còn 28%. Điều đó cho thấy khu vực sản xuất trong nước ngày càng trở nền yếu thế hơn trong quá trình hội nhập quốc tế đang mở rộng.
Về đầu tư, trong khi khu vực tư nhân chưa có dấu hiệu khởi sắc thì tốc độ giải ngân vốn đầu tư công cũng như đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có dấu hiệu suy giảm. Trong khi đó, đầu tư nước ngoài chững lại nhiều khả năng liên quan đến Hiệp định TPP bị hủy bỏ.
Trong một môi trường đang biến đổi như vậy, theo nhóm nghiên cứu của VEPR, kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều ràng buộc hơn cho tăng trưởng. Với tất cả những lý do đó, VEPR dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 5,7% trong quý 2; 6,5% trong quý 3; 6,6% trong quý 4. Như vậy tính chung cả năm tăng trưởng GDP chỉ đạt khoảng 6,1%, thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với dự báo của VEPR đưa ra hồi quý trước.
Về lạm phát, VEPR cho biết, lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong quý 1, hứa hẹn một môi trường vĩ mô ổn định hơn trong năm 2017. Tuy nhiên, chênh lệch giữa lạm phát toàn phần và lạm phát lõi vẫn ở mức cao cho thấy tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng trở lại.
Trong bối cảnh giá cả hàng hóa cơ bản thế giới tiếp tục phục hồi và giá cả các dịch vụ công vẫn cần phải điều chỉnh, VEPR cho rằng, các nhà điều hành cần thận trọng để đạt lạm phát mục tiêu.
“Việc điều chỉnh giá các dịch vụ y tế, giáo dục cần thực hiện theo đúg lộ trình đã đặt ra để ổn định mặt bằng giá chung trên thị trường. Điều này dù gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn những tạo tiền đề ổn định hơn trong dài hạn”, VEPR khuyến nghị.
Cơ quan này cùng dự báo lạm phát tính theo năm sẽ tiếp tục giảm về còn 4,5% vào cuối quý 2; 4,2% vào cuối quý 3 trước khi tăng lên 4,3% vào cuối quý 4.