Xuất siêu 330 triệu USD trong 9 tháng đầu năm
Xuất khẩu gỗ và nỗi lo rủi ro nguồn nguyên liệu | |
Phấn đấu đến 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8-9 tỷ USD | |
Nâng cao năng lực xuất khẩu |
Ảnh minh họa |
Cụ thể kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 9 đạt hơn 19,34 tỷ USD, giảm nhẹ 2,1% so với tháng trước; lũy kế 9 tháng đầu năm đạt hơn 154,32 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Điện thoại và linh kiện vẫn là nhóm hàng đóng góp quan trọng nhất trong bức tranh xuất khẩu tháng 9 và 9 tháng đầu năm. Cụ thể trong tháng 9, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 4,8 tỷ USD, tăng 17,6% so với tháng trước; lũy kế 9 tháng đạt gần 31,54 try USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ.
Như vậy xuất khẩu đã hoàn thành hơn 82% mục tiêu xuất khẩu đề ra trong năm nay là 188 tỷ USD. Nếu duy trì tốc độ xuất khẩu như tháng 9 thôi, thì chỉ đến cuối tháng 11 là xuất khẩu đã có thể cán đích.
Trong khi đó, kim ngạch nhập hàng hóa của cả nước tháng 9 đạt hơn 18,24 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước; lũy kế 9 tháng đạt hơn 153,99 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ.
Như vậy cán cân thương mại hàng hóa thặng dư tới 1,1 tỷ USD trong tháng 9 thay vì thặng dư 400 triệu USD như ước tính của Tổng cục Thống kê. Nhờ đó, cán cân thương mại 9 tháng đã đảo chiều, thặng dư 330 triệu USD thay vì thâm hụt 442 triệu USD như ước tính của Tổng cục Thống kê.
Xét riêng khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI), trong tháng 9 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khối này đạt 14,04 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1% so với tháng trước; lũy kế 9 tháng đạt 109,10 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của khu vực FDI đạt gần 13,5 tỷ USD trong tháng 9, tăng 22,1% so với tháng trước; lũy kế 9 tháng đạt gần 95,36 tỷ USD, tăng 29,0% so với cùng kỳ.
Như vậy khu vực DN FDI tiếp tục xuất siêu 540 triệu USD trong tháng 9, nâng con số xuất siêu từ đầu năm lên 13,74 tỷ USD. Điều đó cũng có nghĩa khu vực kinh tế 100% vốn trong nước nhập siêu tới 14,07 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm.