Điểm lại thông tin kinh tế ngày 24/8
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 23/8 | |
Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 16-20/8 |
Tin trong nước
Thị trường ngoại tệ: Phiên 24/08, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.165 VND/USD, giảm trở lại 12 đồng so với phiên đầu tuần. Tỷ giá mua giao ngay được giữ nguyên niêm yết ở mức 22.750 VND/USD. Tỷ giá bán được niêm yết ở mức 23.810 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá.
Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên ở mức 22.813 VND/USD, giảm mạnh 16 đồng so với phiên 23/08. Tỷ giá trên thị trường tự do giữ nguyên ở cả hai chiều mua vào và bán ra, giao dịch tại 23.050 - 23.150 VND/USD.
Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 24/08, lãi suất chào bình quân LNH VND giảm 0,01 – 0,02 đpt ở tất cả các kỳ hạn từ 1M trở xuống so với phiên trước đó, cụ thể: ON 0,70%; 1W 0,86%; 2W 0,96 và 1M 1,22%.
Lãi suất chào bình quân LNH USD giảm 0,01 đpt ở các kỳ hạn ON và 1M trong khi không thay đổi ở kỳ hạn 1W và tăng 0,01 đpt ở kỳ hạn 2W, giao dịch tại: ON 0,14; 1W 0,18%; 2W 0,23%, 1M 0,31%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp giảm ở hầu hết các kỳ hạn ngoại trừ tăng ở kỳ hạn 15Y, giao dịch tại: 3Y 0,68%; 5Y 0,84%; 7Y 1,18%; 10Y 2,08%; 15Y 2,29%.
Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN tiếp tục chào thầu 1.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 07 ngày, lãi suất ở mức 2,50%. Không có khối lượng trúng thầu, không còn khối lượng lưu hành trên kênh này.
Thị trường chứng khoán: Hôm qua, các chỉ số hồi phục trong khoảng thời gian ngắn ở đầu phiên sau đó tiếp tục giảm điểm trở lại. Chốt phiên, VN-Index giảm nhẹ 0,12 điểm (-0,01%) xuống 1.298,74 điểm; HNX-Index giảm 3,05 điểm (-0,91%) xuống 331,79 điểm; UPCoM-Index giảm 0,33 điểm (-0,36%) xuống 91,13 điểm.
Thanh khoản thị trường tiếp tục giảm so với phiên trước đó với tổng giá trị giao dịch đạt gần 29.200 tỷ VND. Sau 10 phiên bán ròng liên tiếp, phiên hôm qua, khối ngoại mua ròng nhẹ hơn 11 tỷ VND trên cả ba sàn.
Ngày 24/08 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 8/2021. Báo cáo nhận định GDP Việt Nam được dự báo tăng trưởng khoảng 4,8% cho cả năm 2021.
Dự báo này thấp hơn hai điểm phần trăm so với dự báo do Nhóm WB đưa ra vào tháng 12 năm 2020, có xét đến tác động tiêu cực của đợt dịch COVID-19 hiện nay đến các hoạt động kinh tế. Theo WB, tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.
Tin quốc tế
Cơ quan Thống kê Mỹ cho biết doanh số bán nhà mới của quốc gia này trong tháng 7 ở mức 708 nghìn căn, cao hơn mức 698 nghìn căn theo dự báo. Mức doanh số trên được coi là khiêm tốn so với mức trung bình 838 nghìn căn/tháng ở 6 tháng đầu năm, đồng thời là mức thấp thứ hai ghi nhận từ đầu năm, chỉ cao hơn một chút so với mức 701 nghìn căn của tháng 6.
Văn phòng Thống kê Liên bang Đức cho biết GDP của nước này chính thức tăng 1,6% q/q trong quý II/2021 sau khi giảm 1,8% ở quý I, tích cực hơn so với mức tăng 1,5% theo kết quả thống kê sơ bộ. Như vậy, GDP của quốc gia này trong quý vừa qua đã tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2020, song vẫn thấp hơn khoảng 3,3% so với mức trước khi bị đại dịch Covid-19 tác động.
Tỷ giá ngày 24/08: USD = 0.851 EUR (-0.09% d/d); EUR = 1.175 USD (0.09% d/d); USD = 0.728 GBP (-0.07% d/d); GBP = 1.373 USD (0.07% d/d).