Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 2/8

P.L
P.L  - 
Sắc xanh chiếm ưu thế, cả 3 chỉ số đều tăng điểm. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,17 điểm (+0,32%) lên 1.314,22 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,08 điểm (+0,03%) lên 314,93 điểm; UPCoM-Index tăng 0,42 điểm (+0,48%) lên 87,35 điểm là thông tin kinh tế nổi bật ngày 2/8
aa
diem lai thong tin kinh te ngay 28 117481 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 26-30/7
diem lai thong tin kinh te ngay 28 117481 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 29/7

Tin trong nước

Thị trường ngoại tệ: Phiên 02/08, NHNN giữ nguyên niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.180 VND/USD; tỷ giá mua kỳ hạn 6 tháng ở mức 22.975 VND/USD; tỷ giá bán ở mức 23.825 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên ở mức 23.950 VND/USD, tiếp tục giảm 10 đồng so với phiên 30/07. Tỷ giá trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở chiều mua vào và 05 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.080 - 23.160 VND/USD.

Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 02/08, lãi suất chào bình quân LNH VND không đổi ở các kỳ hạn ON và 1W trong khi tăng 0,01 – 0,02 đpt ở các kỳ hạn 2W và 1M so với phiên trước đó, cụ thể: ON 1,0%; 1W 1,18%; 2W 1,30% và 1M 1,45%. Lãi suất chào bình quân LNH USD giữ nguyên ở các kỳ hạn ON và 2W trong khi tăng 0,01 đpt ở các kỳ hạn 1W và 1M, giao dịch tại: ON 0,15%; 1W 0,19%; 2W 0,23%, 1M 0,33%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp giảm nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn ngoại trừ đi ngang ở kỳ hạn 5Y, giao dịch tại: 3Y 0,85%; 5Y 1,06%; 7Y 1,34%; 10Y 2,18%; 15Y 2,46%.

Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN tiếp tục chào thầu 1.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 07 ngày, lãi suất ở mức 2,50%. Không có khối lượng trúng thầu, không còn khối lượng lưu hành trên kênh này.

Thị trường trái phiếu: Ngày 02/08, NHCSXH huy động thành công 2.000/4.000 tỷ đồng TPCPBL gọi thầu (tỷ lệ trúng thầu 50%). Trong đó, kỳ hạn 10 năm huy động được toàn bộ 1.000 tỷ đồng TPCPBL, lãi suất trúng thầu giữ nguyên tại 2,47%. Kỳ hạn 15 năm đấu thầu thất bại.

Thị trường chứng khoán: Hôm qua, sắc xanh chiếm ưu thế, cả 3 chỉ số đều tăng điểm. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,17 điểm (+0,32%) lên 1.314,22 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,08 điểm (+0,03%) lên 314,93 điểm; UPCoM-Index tăng 0,42 điểm (+0,48%) lên 87,35 điểm. Thanh khoản thị trường cải thiện tích cực so với phiên trước đó với tổng giá trị giao dịch đạt gần 23.400 tỷ VND. Khối ngoại mua ròng hơn 301 tỷ VND trên cả ba sàn.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng PMI ngành sản xuất Việt Nam đã tăng từ 44,1 điểm của tháng 6 lên 45,1 điểm trong tháng 7.

Tuy nhiên, số liệu lần này cho thấy các điều kiện kinh doanh của lĩnh vực sản xuất suy giảm đáng kể tháng thứ 2 liên tiếp. Các nhà sản xuất đã nêu bật ảnh hưởng của đợt bùng phát COVID-19 hiện nay đối với hoạt động sản xuất. Một số công ty đã buộc phải đóng cửa tạm thời, trong khi các công ty khác phải hoạt động cầm chừng do các biện pháp giãn cách xã hội. Những ảnh hưởng này, cùng với sự sụt giảm đáng kể số lượng đơn đặt hàng mới, làm giảm mạnh sản lượng ngành sản xuất vào đầu quý 3. Song, mức giảm của các đơn hàng XK nhẹ hơn so với tổng số đơn đặt hàng mới, khi nhu cầu trên thị trường quốc tế cải thiện. Tốc độ tăng chi phí đầu vào lớn hơn, là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4/2011.

Tin quốc tế

Viện Quản lý Cung ứng Mỹ ISM cho biết PMI lĩnh vực sản xuất tại quốc gia này ở mức 59,5% trong tháng 6, giảm xuống từ 60,6% của tháng trước đó và trái với dự báo tăng nhẹ lên thành 60,8%. Đây là mức PMI thấp nhất kể từ tháng 3/2021 và đồng thời cho thấy tháng suy giảm thứ ba liên tiếp.

Doanh số bán lẻ tại Đức tăng 4,2 m/m trong tháng 5, nối tiếp đà tăng 4,6% của tháng 4, vượt qua mức tăng 1,9% theo kỳ vọng của các chuyên gia. So với cùng kỳ năm 2020, doanh số bán lẻ trong tháng 5 đã tăng tới 9,1%. Tiếp theo, IHS Markit cho biết PMI lĩnh vực sản xuất tại Đức chính thức đạt 65,9 điểm trong tháng 6, trái với dự báo không có điều chỉnh từ mức 65,6 điểm của khảo sát sơ bộ.

Văn phòng Chính phủ Nhật Bản ra báo cáo cho biết niềm tin tiêu dùng của người dân nước này ở mức 37,5 điểm trong tháng 6, tăng nhẹ từ mức 37,4 điểm của tháng trước đó và trái với dự báo giảm xuống còn 37,0 điểm. Tiếp theo, IHS Markit cho biết PMI lĩnh vực sản xuất của nước Nhật chính thức đạt 53,0 điểm trong tháng 6, tăng lên từ mức 52,2 điểm theo khảo sát sơ bộ, thậm chí tích cực hơn mức 52,4 điểm theo dự báo.

Tỷ giá ngày 02/08: USD = 0.843 EUR (0.03% d/d); EUR = 1.187 USD (-0.03% d/d); USD = 0.720 GBP (0.14% d/d); GBP = 1.388 USD (-0.14% d/d).

P.L
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế MSB

Tin liên quan

Tin khác

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Thẩm quyền về giấy phép xây dựng khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tại Nghị định số 140/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền về giấy phép xây dựng.
Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 12/6 ghi nhận một phiên giao dịch sôi động và tích cực khi dòng tiền lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù cổ phiếu "họ" Vingroup có thời điểm tạo sức ép lớn lên chỉ số, VN-Index vẫn giữ được đà tăng và kết phiên ở mức 1.322,99 điểm, tăng 7,79 điểm (+0,59%).
Việt Nam có lợi thế vượt trội để thu hút đầu tư năng lượng tái tạo

Việt Nam có lợi thế vượt trội để thu hút đầu tư năng lượng tái tạo

Với tiềm năng điện gió trên bờ đạt 221 GW và ngoài khơi lên đến 600 GW, Việt Nam đang có lợi thế vượt trội để trở thành "thỏi nam châm" thu hút đầu tư năng lượng tái tạo.
Dự báo đến 2040, AI sẽ đóng góp 130 tỷ USD cho GDP Việt Nam

Dự báo đến 2040, AI sẽ đóng góp 130 tỷ USD cho GDP Việt Nam

Báo cáo “Nền kinh tế AI Việt Nam 2025” vừa công bố sáng 12/6 cho thấy trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành động lực tăng trưởng cốt lõi, đóng góp tới 120-130 tỷ USD cho GDP Việt Nam vào năm 2040, tương đương 10-12% quy mô nền kinh tế.
Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Chiều nay (12/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tài chính toàn cầu, dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế. Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính không chỉ làm rõ tầm quan trọng của chính sách đột phá này, mà còn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính hợp hiến, khả thi và cạnh tranh quốc tế, mở ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong việc hiện thực hóa một hệ sinh thái tài chính hiện đại.
Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 11/6/2025 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 11/6

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 11/6

Tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng, chỉ số VN-Index giảm 1,03 điểm hay Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 11/6.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index quay đầu lên ngưỡng 2.228 điểm

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sau phiên suy yếu, chỉ số MXV-Index đã bật tăng 0,39% lên mức 2.228 điểm vào hôm qua. Sau cuộc đàm phán Mỹ - Trung, giá hai mặt hàng dầu thô tăng vọt gần 5%.
POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã: POW) đang cho thấy sự trở lại mạnh mẽ trong năm 2025, khi những khó khăn của giai đoạn trước dần được thay thế bằng loạt yếu tố thuận lợi đến từ thị trường, nguồn cung và chính sách điều hành. Đặc biệt, điện khí là mảng từng trầm lắng lại đang hồi phục mạnh mẽ, tạo động lực tăng trưởng không chỉ cho kết quả kinh doanh ngắn hạn mà còn cho triển vọng trung và dài hạn.