Điểm lại thông tin kinh tế ngày 6/6
Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 29/5-2/6 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 5/6 |
Tin trong nước
Thị trường ngoại tệ phiên 6/6, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.720 VND/USD, tăng mạnh trở lại 27 đồng so với phiên đầu tuần.
Giá mua USD được giữ nguyên niêm yết ở mức 23.400 VND/USD, trong khi giá bán USD được niêm yết ở mức 24.856 VND/USD, tăng 29 đồng so với phiên trước.
Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá đô - đồng chốt phiên với mức 23.488 VND/USD, giảm 10 đồng so với phiên 5/6.
Tỷ giá đô - đồng trên thị trường tự do tăng 30 đồng ở chiều mua vào trong khi giảm 30 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.450 VND/USD và 23.490 VND/USD.
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng ngày 6/6, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND giảm 0,05 - 0,14 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng trở xuống so với phiên đầu tuần, cụ thể: qua đêm 3,77%; 1 tuần 3,99%; 2 tuần 4,20% và 1 tháng 4,54%.
Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD đi ngang ở tất cả các kỳ hạn, giao dịch tại: qua đêm 4,81%; 1 tuần 4,90%; 2 tuần 5,0%, 1 tháng 5,17%.
Lợi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp tăng ở các kỳ hạn 7 năm và 15 năm trong khi giảm ở các kỳ hạn còn lại, cụ thể: 3 năm 2,46%; 5 năm 2,36%; 7 năm 2,69%; 10 năm 3,07%; 15 năm 3,25%.
Nghiệp vụ thị trường mở hôm qua, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu ở hai kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày, khối lượng 10.000 tỷ đồng/kỳ hạn đều với lãi suất giữ ở mức 4,5%; không có khối lượng trúng thầu ở cả 2 kỳ hạn; có 516,82 tỷ đồng đáo hạn trong phiên hôm qua. NHNN không chào thầu tín phiếu NHNN, có 3.200 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn.
Như vậy, NHNN bơm ròng 2.683,18 tỷ đồng ra thị trường, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm xuống mức 816,28 tỷ đồng, khối lượng tín phiếu lưu hành giảm xuống mức 9.900 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán hôm qua tiếp tục trải qua phiên giao dịch đầy hứng khởi, đà tăng được củng cố, VN-Index thành công vượt mốc 1.100 điểm sau gần 5 tháng. Chốt phiên, VN-Index tăng 10,49 điểm (+0,96%) lên mức 1.108,31 điểm; HNX-Index thêm 2,16 điểm (+0,95%) đạt 228,72 điểm; UPCoM-Index nhích 0,32 điểm (+0,38%) lên 84,43 điểm. Thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao với giá trị giao dịch gần 18.300 tỷ đồng. Khối ngoại trở lại mua ròng gần 76 tỷ đồng trên cả 3 sàn sau 5 phiên bán ròng liên tiếp.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng Năm, cán cân thương mại của Việt Nam tiếp tục xuất siêu khoảng 2,24 tỷ USD, nâng tổng xuất siêu trong 5 tháng đầu năm 2023 là 9,8 tỷ USD.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng Năm phục hồi tích cực, tăng 5% so với tháng trước, ước đạt 55,86 tỷ USD, nhưng giảm 12,3% so với cùng kì năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 262,54 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 11,6%; nhập khẩu giảm 17,9%.
Tin quốc tế
Doanh số bán lẻ của khu vực Eurozone đi ngang trong tháng Tư sau khi giảm nhẹ 0,4% so với tháng trước trong tháng Ba, trái với kỳ vọng hồi phục nhẹ 0,2%. So với cùng kỳ năm 2022, doanh số bán lẻ tại khu vực này giảm tương đối mạnh 2,6%. Riêng tại Liên minh EU27, doanh số bán lẻ trong tháng Tư ghi nhận mức tăng 0,1% m/m, tuy nhiên vẫn giảm 2,9% so cùng kỳ.
Ngân hàng trung ương Úc (RBA) tăng lãi suất chính sách trong cuộc họp tháng 6. Hôm qua ngày 6/6, RBA nhận định lạm phát tại Úc đã qua vùng đỉnh nhưng mức 7% so với cùng kỳ vẫn là quá cao và cần thời gian để điều chỉnh. RBA ưu tiên mục tiêu hàng đầu là đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2,0% - 3,0%, đồng thời vẫn giữ cho nền kinh tế Úc phát triển. Vì vậy, RBA đã tăng lãi suất chính sách từ mức 3,85% lên mức 4,1%, trái với dự báo giữ nguyên của thị trường.
Cơ quan này cho rằng tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, và con đường đạt được kịch bản “hạ cánh mềm” là rất hẹp. RBA cho biết có thể cần thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để đảm bảo lạm phát trở lại mục tiêu trong khung thời gian hợp lý, nhưng điều này cũng phụ thuộc vào diễn biến kinh tế và lạm phát trong thời gian tới.
Thu nhập bình quân của người lao động Nhật Bản tăng 1,0% so với cùng kỳ trong tháng Tư, thấp hơn mức tăng 1,3% của tháng trước đó và đồng thời thấp hơn mức 1,7% theo kỳ vọng.
Tiếp theo, mức chi tiêu của các hộ gia đình tại Nhật Bản ghi nhận mức giảm 4,4% so với cùng kỳ trong tháng Tư, sâu hơn mức giảm 1,9% của tháng Ba và cũng sâu hơn mức giảm 2,2% theo dự báo.
Các tin khác

Minh bạch, công khai ngân sách địa phương phải trở thành văn hóa

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 21/9

Điều hoà linh hoạt nguồn vốn dành cho các dự án đầu tư công

8 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút 1,12 tỷ USD vốn FDI

Kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 20/9

Trung tâm tài chính quốc tế TP. Hồ Chí Minh: Nỗ lực hiện thực hóa tiềm năng

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 19/9

Chuyển đổi công nghệ đột phá là cơ hội để bứt phá, vươn lên

Nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển

Khơi thông nguồn lực, phát huy năng lực nội sinh của doanh nghiệp và nền kinh tế

Việt Nam xếp thứ 106 trong số 165 quốc gia và vùng lãnh thổ về tự do kinh tế

Hoán chuyển những rủi ro, thách thức từ bên ngoài thành cơ hội cho Việt Nam

Chính thức khai mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam

Standard Chartered dự báo GDP quý 3 sẽ tiếp tục phục hồi, đạt 5,1%

Ông Phan Đình Điền được giao nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Tiếp tục kéo dài triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD

NHNN là thành viên ngày càng tích cực và quan trọng của cộng đồng BIS
Đa phương tiện
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp: Khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh
Quảng Nam: Dư nợ cho vay chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp đạt hơn 9,2 nghìn tỷ đồng
Hà Tĩnh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Hòa Bình tổ chức Hội nghị khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các TCTD trên địa bàn

Sức hút từ villa sang trọng ven sông

Ra mắt bộ 3 siêu chính sách chào thuê tổ hợp nhà phố thương mại The Center Point - Vinhomes Ocean Park 2

Mô hình kinh doanh “tổ hợp trong tổ hợp” - xu hướng mới của ngành F&B

Sống tận hưởng hay tích lũy - Gen Z có thể chọn cả hai
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

Quét QR Co-opBank là có quà

SHB là Ngân hàng Micro SME tốt nhất Việt Nam

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt khó

Giảm ngay 100.000 đồng khi thanh toán học phí qua cổng thanh toán bảo kim bằng thẻ NAPAS

MB ra mắt sản phẩm vay vốn tín chấp đồng hành cùng doanh nghiệp

Cho vay tiêu dùng có dễ?

“Lướt app - chạm thẻ”: Từ xu hướng đến phong cách sống chuẩn công nghệ
