Làm thêm giờ: Luật cần điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn
Tăng giờ làm thêm: Việt Nam có đi ngược xu thế? | |
Dự luật Lao động: Doanh nghiệp sẽ chủ động xây dựng thang, bảng lương | |
Có nên làm thêm giờ? |
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại hội nghị. |
Đề xuất và thực tiễn chưa nhất quán
Là một lao động mang tiếng nói của thực tiễn trong lĩnh vực thủy sản, chị Trần Thị Thi chia sẻ: Tại công ty, chúng tôi làm việc bình quân 10 giờ/ngày. Nhưng do đặc thù phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu theo mùa vụ, không phải ngày nào cũng có nguyên liệu mà làm 10 tiếng/ngày. Những ngày nhàn rỗi, chúng tôi lại tiếp tục đi làm thêm thời vụ tại các công ty khác cùng ngàn nữa để kiếm thêm thu nhập.”
Đây không chỉ là ý kiến riêng chị Thi mà còn là ý kiến của đa số người lao động trong ngành thủy sản xuất khẩu nói riêng và còn là ngành nông nghiệp nói chung về thời gian làm thêm giờ.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) đặt vấn đề: Thực tế, vào vụ thu hoạch tôm, cá hoặc các nông sản khác, người nông dân mang rất nhiều hàng về các nhà máy để bán. Trong những ngày này, nếu các nhà máy nhận hết sản phẩm của nông dân làm ra để chế biến thì sẽ vi phạm giờ làm thêm trong ngày, trong tháng, nhưng nếu doanh nghiệp chỉ mua đủ số lượng sản phẩm để sản xuất như bình thường, còn bao nhiêu trả về để không vi phạm quy định của pháp luật về làm thêm giờ thì hậu quả kinh tế - xã hội sẽ ra sao?
Cũng theo ông Nam, chỉ cần vi phạm thêm 1 giờ trong một tháng thôi là doanh nghiệp bị lỗi nặng, khách có thể sẽ không mua hàng và phải chờ đến đợt đánh giá tiếp mà khắc phục được thì mới mua hàng. Trong khi đó, chi phí mỗi lần đánh giá không dưới 3.000 USD.
Trong khi việc làm thêm giờ để giải quyết hết những sản phẩm của nông dân làm ra rất dễ dẫn tới vi phạm luật, theo một số ý kiến phản ánh, hiện nay các doanh nghiệp còn một lý do khác để không mặn mà với việc buộc người lao động làm thêm giờ, vì phải chi trả chi phí tiền công ít nhất bằng 150% so với thông thương cho số giờ làm thêm bình thường, 200% cho giờ làm thêm vào ban đêm, ngày nghỉ và 300% cho giờ làm thêm trong những ngày lễ. Và dù vậy, doanh nghiệp cũng không thể bán sản phẩm với giá cao hơn được.
Ngoài ra, đại diện các doanh nghiệp cũng cho biết với xu thế giảm giờ làm việc bình thường, giới hạn thời gian làm thêm và tăng lương lũy tiến giờ làm thêm có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như bất ổn cho hoạt động sản xuất. Khi áp lực quá lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể chuyển nhà máy sang quốc gia khác khiến kim ngạch quốc gia giảm đi kéo theo chuỗi doanh nghiệp cung ứng cũng bị ảnh hưởng lớn, không còn khả năng duy trì hoạt động.
Điều chỉnh dựa trên lợi ích chung
Tại hội nghị, nhiều ý kiến từ doanh nghiệp cho rằng các quy định về thời gian thử việc, thang bảng lương cho người lao động, thời gian làm việc, tăng tuổi nghỉ hưu… cần điều chỉnh thêm theo yêu cầu thực tế từ doanh nghiệp hiện nay và phải dựa trên lợi ích chung.
Toàn cảnh hội nghị |
Đồng tình với quan điểm đó, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng: Tư duy làm luật phải đảm bảo tôn trọng quyền có việc làm và làm thêm của người lao động. Đồng thời, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng sự thoả thuận tự nguyện của lao động và người sử dụng lao động trong thị trường lao động.
Trong đó, nhìn vào thực tế nhiều doanh nghiệp quan ngại với những văn bản được đưa ra trước đó khi đứng quá nhiều về phía người lao động. Nếu giảm giờ làm thì thu nhập của người lao động sẽ giảm đi. Tiền lương giảm đi thì người lao động vẫn buộc phải làm thêm những công việc khác, đó là nhu cầu chính đáng và họ vẫn có sức khoẻ, có thời gian.
Vì vậy, Chủ tịch VCCI cho rằng với mọi nền kinh tế thì quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động phải thống nhất với nhau. Giờ làm thêm với quy định mức trần bó buộc như hiện nay gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp, cần cân nhắc.
Đồng quan điểm, đại diện Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đề nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa lại quy định làm thêm giờ theo hướng “Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày và không quá 500 giờ trong 1 năm, bỏ quy định ràng buộc giờ làm thêm theo tháng.