Bán lẻ đa kênh - xu thế mới
Cạnh tranh quyết liệt ở bán lẻ | |
Mua sắm xuyên biên giới |
Tuy nhiên, với sự phát triển và mở rộng của những kênh bán này, cùng với sự khác biệt về quy trình của từng kênh bán cũng như yêu cầu về nguồn lực cho từng hệ thống riêng biệt đã khiến nhiều DNNVV khi tăng khả năng tiếp cận khách hàng qua việc mở thêm kênh mới bỗng trở nên quá tải và chậm chạp. Những ưu thế về sự tinh gọn và tối giản của kinh doanh online không còn, DN đối mặt với áp lực hoặc phải tăng vốn và nguồn lực, hoặc phải thu hẹp các kênh bán của mình.
Sự đa dạng của kênh bán hàng online thúc đẩy hoạt động bán lẻ đa kênh |
Để giải quyết tình trạng này, các DNNVV tại những quốc gia có nền TMĐT phát triển đã sử dụng nền tảng bán hàng đa kênh như một lời giải tối ưu. Mô hình kinh doanh này hướng tới việc sử dụng một nền tảng bán hàng đa kênh làm hệ thống duy nhất. Trên nền tảng đó, các chủ shop bán lẻ, các DNNVV có thể đồng thời giao tiếp với các kênh bán hàng khác mà không tốn thêm nhiều nguồn lực cũng như không gặp phải rắc rối trong việc quản lý, đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống khác nhau.
Hiểu một cách đơn giản là cùng một sản phẩm, cùng một lần đăng tải bán hàng, nhưng thông tin sẽ xuất hiện cùng lúc trên nhiều trang điện tử như các website bán hàng, sàn thương mại điện tử, diễn đàn, mạng xã hội… giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Đồng thời với việc xuất hiện hình ảnh, thông tin đa kênh như vậy thì những phản hồi của khách hàng cũng sẽ được chuyển trực tiếp về cho DN, người bán hàng, qua đó giúp họ quản lý được đơn hàng của khách hàng một cách thuận tiện và kịp thời.
Mô hình kinh doanh trên vào Việt Nam với nền tảng quan trọng là sự phát triển nhanh chóng của hoạt động TMĐT. Doanh số TMĐT bán lẻ (giữa các DN và người tiêu dùng - B2C) tại Việt Nam trong năm 2016 ước tính đã đạt khoảng 5 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với năm 2013 (2,2 tỷ USD) và gấp 5-6 lần năm 2012 (dưới 1 tỷ USD).
Bán hàng đa kênh cũng khá phù hợp với tập quán tiêu dùng của người Việt là bởi nó phù hợp với sự chuyển dịch thói quen của họ: mong muốn gia tăng kết nối để kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn độc lập, đòi hỏi giao dịch thanh toán và giao hàng thuận tiện hơn nữa, yêu cầu cao hơn về phục vụ hậu mãi đối với các đơn vị kinh doanh…
Anh Nguyễn Trung Kiên (Hà Đông, Hà Nội) - một người kinh doanh TMĐT chia sẻ: “Khách hàng hiện nay có thể đến từ rất nhiều nguồn, họ xem thông tin từ nhiều thiết bị khách nhau, đôi khi họ đến cửa hàng truyền thống để “sờ tận tay” sản phẩm, nhưng rồi lại quyết định mua món hàng đó bằng hình thức online vì giá rẻ hơn và nhiều khi được miễn phí vận chuyển. Nhưng cũng chính vì thế, bài toán được đặt ra cho các nhà bán hàng là luôn phải sẵn sàng để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho họ, ở tất cả các kênh bán hàng, trên tất cả các thiết bị…”.
Như vậy, sự thay đổi về thói quen tiêu dùng của người dân cũng vô tình kích hoạt cuộc đua của các nhà bán lẻ. Giờ đây, các mô hình kinh doanh không còn chỉ là một cửa hàng cụ thể được mở ra và chờ đợi khách hàng tiện chân ghé vào, mà là cuộc đua liên tục của việc mở rộng kênh bán hàng, tăng cường hoạt động phân tích hành vi mua sắm, dự đoán được món hàng mà khách hàng quan tâm và tạo mọi điều kiện dễ dàng nhất cho khách mua hàng.
Nói cách khác, khi bán hàng đa kênh, nhà bán lẻ không cần phải mở cửa hàng tại tất cả tỉnh thành, họ chỉ cần một nền tảng công nghệ trực tuyến là có thể phủ sóng khắp mọi miền và “có mặt” mọi lúc mọi nơi khi khách hàng có nhu cầu mua hàng. Qua đó, họ tiếp cận khách hàng, nắm bắt nhu cầu, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp từng thời kỳ…
Theo ông Trần Trọng Tuyến, CEO Bizweb, đơn vị đi đầu trong việc phát triển mô hình này thì việc bán hàng đa kênh còn mới mẻ nhưng là xu hướng tất yếu của các DNNVV Việt Nam, nhất là với các đơn vị muốn phát triển nhưng vẫn với bộ máy gọn nhẹ để giảm chi phí và cạnh tranh. Đặc biệt, khi các công ty lớn về TMĐT đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Đông Nam Á và Việt Nam thì các chủ shop bán lẻ cần làm quen với mô hình này càng nhanh càng tốt.
Như vậy, có thể nhận thấy khá rõ bán hàng đa kênh là một xu thế hiện hữu, nhất là khi công nghệ, Internet ngày càng phát triển mạnh. Mạnh dạn đầu tư, phát triển hệ thống đa kênh là hướng đi phù hợp với xu thế chung. Tuy nhiên để có thể làm được điều này DN phải có tiềm lực về kinh tế, có sự nghiên cứu, đầu tư bài bản hơn…
Anh Trần Trọng Tuyến cho biết để khởi tạo hệ thống bán hàng đa kênh, một DN cần trung bình khoảng 1.000 - 2.000 USD . Với các DNNVV, đây là khoản đầu tư khá lớn khi bắt đầu kinh doanh. Rất ít DN dám chi tiêu như vậy. Đây cũng là khó khăn khi các DN tiến hành bán hàng đa kênh.