Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng 0,57%, cao nhất kể từ năm 2012
Hà Nội: CPI tháng 3 tăng nhẹ so với tháng trước | |
Cẩn trọng không thừa với lạm phát | |
Năm 2016, áp lực lạm phát tăng sẽ trở lại |
Giá dịch vụ y tế tăng là nguyên nhân chính đẩy CPI tháng 3 tăng khá mạnh |
Nguyên nhân chủ yếu do việc tăng giá dịch vụ y tế từ 1/3 khiến nhóm Thuốc và dịch vụ y tế tăng 24,34% so với tháng trước (trong đó dịch vụ y tế tăng 32,90%) nên cho dù trong tháng có tới 9 nhóm hàng hóa dịch vụ giảm giá, song chỉ số chung vẫn tăng khá mạnh. Bên cạnh đó, nhóm Giáo dục cũng tăng 0,66% do một số địa phương điều chỉnh giá học phí.
Ở chiều ngược lại, trong tháng có tới 9 nhóm hàng hóa dịch vụ giảm giá, song ngoại trừ nhóm giao thông giảm 3,64% do tác động của các đợt giảm giá xăng dầu liên tiếp thời gian gần đây kéo cước vận tải giảm, các nhóm còn lại mức giảm là không lớn.
Đứng thứ hai về mức độ giảm là nhóm đồ uống và thuốc lá, giảm 0,54%, do sau tết nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng này giảm. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống – nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giỏ hàng tính CPI giảm 0,48%, đứng thứ 3 về mức độ giảm do sau tết giá rau xanh và thực phẩm tươi sống giảm (Lương thực tăng 0,23%; Thực phẩm giảm 0,67%; Ăn uống ngoài gia đình giảm 0,38%).
Các nhóm còn lại chỉ giảm nhẹ từ 0,01% đến 0,23%.
Với diễn biến giá cả tháng 3 như vậy, tính chung 3 tháng đầu năm, CPI tăng 0,99%; còn so với cùng kỳ năm 2015 tăng 1,69%. Bình quân quý 1 năm 2016 so với cùng kỳ 2015 CPI tăng 1,25%.
Xét theo khu vực, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 của khu vực thành thị tăng 0,43% so với tháng trước, tăng 0,89% so với cuối năm 2015 và tăng 1,56% so với cùng kỳ. CPI tháng 3 tại khu vực nông thôn tăng 0,71% so với tháng trước, tăng 1,09% so với cuối năm 2015 và tăng 1,82% so với cùng kỳ.
Về 2 nhóm hàng đặc biệt, chỉ số giá vàng tăng 4,87% so với tháng trước, tăng 7,79% so với tháng 12/2015 và tăng 0,83% so với cùng kỳ. Trong khi chỉ số giá đôla Mỹ giảm 0,38% so với tháng trước, giảm 0,84% so với cuối năm 2015 và tăng 4,26% so với cùng kỳ.