Đẩy nhanh phát triển hạ tầng logistics
Đưa logistics Việt thành ngành kinh tế mũi nhọn | |
Chưa khai thác tốt lợi thế để phát triển dịch vụ | |
Logistics và bài toán thương mại điện tử |
HP và Dell, hai nhà sản xuất máy tính cá nhân số lớn thứ 1 và thứ 3 thế giới, hiện chiếm khoảng 40% thị trường toàn cầu này đang lên kế hoạch di chuyển tới 30% dây chuyền sản xuất máy tính xách tay của họ ra khỏi Trung Quốc. Thậm chí các nhà sản xuất máy tính hàng đầu khác như Lenovo Group, Acer và Asustek Computer cũng dự định dịch chuyển sản xuất ra ngoài Trung Quốc. Còn Microsoft, Google, Amazon, Sony và Nintendo cũng đang xem xét chuyển một số máy chơi trò chơi và sản xuất loa thông minh từ Trung Quốc qua Đông Nam Á, mà Việt Nam được xem như một điểm đến mới.
Cần tăng tính kết nối các cụm logistics với nhau để nâng cao năng lực |
Không chỉ đón làn sóng dịch chuyển đầu tư do lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, mà việc Việt Nam tham gia hai hiệp định thương mại tự do lớn là CPTPP và EVFTA cũng sẽ kích hoạt dòng vốn FDI chảy mạnh vào. Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, không chỉ là những thuận lợi trong xuất khẩu, lợi ích lớn hơn của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) còn là hướng tới dòng vốn FDI chất lượng cao và đa dạng thị trường vốn khi FDI lâu nay vẫn chủ yếu đến từ các nhà đầu tư Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…). Chỉ riêng vốn FDI đến từ EU cũng sẽ là “khổng lồ” so với các nước Đông Á.
Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể phủ nhận sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, từ vị trí đắc địa, dân số trẻ, đến cả tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được đảm bảo ở mức hơn 6%... Tuy nhiên, để duy trì sức hút đó về lâu dài, ngay từ bây giờ, Việt Nam cần tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng đặc biệt là hạ tầng logistics.
Thực tế, nếu dòng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng quá nhanh cũng là "con dao hai lưỡi" với ngành logistics, vì ngoài cơ hội phát triển thì các doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự đủ trình độ, cũng như xây dựng hạ tầng cơ sở để theo kịp tốc độ phát triển. Nhận định từ các tổ chức quốc tế cho thấy, ngành logistics Việt Nam đang tỏ ra “hụt hơi”, dẫn đến chi phí vận chuyển, hậu cần còn ở mức cao so với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Theo thống kê của WB, chi phí logistics của Việt Nam hiện chiếm khoảng 20,9% GDP, cao hơn Trung Quốc là 19%, Thái Lan 18%, Nhật Bản 11% và Cộng đồng châu Âu là 10%.
Chi phí logistics cao, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện và việc áp dụng công nghệ số mới đang ở bước đầu là những rào cản khiến Việt Nam khó cạnh tranh với các nước khác. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam vừa ký kết 12 hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia và cộng đồng kinh tế lớn. Mục tiêu cắt giảm chi phí logistics xuống 16-20% GDP vào năm 2025, đồng thời tăng đóng góp vào GDP lên 8-10% của Việt Nam đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn trong nhiều lĩnh vực liên quan.
“Ngay từ bây giờ, Việt Nam cần đầu tư hạ tầng với tầm nhìn đến năm 2035”, Giáo sư Jong Khil Han, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Logistics và Vận tải biển Hàn Quốc khuyến nghị.
Ông Mark Cheong - Giám đốc Marketing và Bán hàng của DHL Global Forwarding dẫn chứng, một vấn đề khác mà Việt Nam đang gặp phải chính là việc các cụm cảng, kho bãi logistics còn hoạt động rời rạc và thiếu tính kết nối. Việt Nam nên mở rộng sân bay và tập trung đầu tư 3 cụm cảng biển cho 3 miền. Hạ tầng công nghệ số cũng cực kỳ quan trọng, đặc biệt công nghệ blockchain có thể giúp doanh nghiệp vận tải giảm đến 15% chi phí vận hành. Trong thời đại 4.0, khách hàng đều muốn đặt dịch vụ online, nhận thông tin kiện hàng qua smartphone, cập nhật chính xác từng giây và giảm thiểu lượng giấy tờ cần nộp tại các cửa khẩu...
Hiện nay, mỗi năm có khoảng 14 triệu container hàng hóa được vận chuyển và luân chuyển ở Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng 7%, dự kiến con số này sẽ đạt 23 triệu vào năm 2025. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là áp dụng công nghệ số, sẽ là chìa khóa giúp ngành logistics Việt Nam phát triển bền vững.