Đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại: Liên kết hay là chết?
Thiếu giải pháp trong phòng vệ thương mại | |
DN bỏ quên những biện pháp tự vệ cuối cùng | |
Phòng vệ thương mại còn lẻ tẻ |
Farm Bill (một công cụ chính sách trong lĩnh vực thực phẩm và nông sản của Mỹ) trước đây chủ yếu áp dụng cho mặt hàng thịt, nhưng giờ đây nước này lại áp dụng cho mặt hàng cá. Farm Bill đã được trao đổi từ những năm 2010 nhưng gần đây mới được thông qua.
Đây là ngoại lệ, có thể được xem là thành công rất lớn của ngành cá da trơn của Mỹ trong hoạt động lobby chính sách nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Và đây cũng là bài học cho DN Việt Nam, rằng cần phải có sự chuẩn bị chiến lược chu đáo.
Đây là một trong những thách thức lớn nhất trong hội nhập của DN Việt Nam. Luật sư Đinh Ánh Tuyết, Trưởng văn phòng Luật sư IDVN trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng.
Ảnh minh họa |
Bà đánh giá thế nào về sự liên kết của các DN Việt Nam trong thời gian qua?
Tôi đã tham gia vào khá nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại và thấy rằng, các DN xuất khẩu tôm Việt Nam đã có sự phối hợp rất tốt với nhau. Tôi nghĩ họ đã học hỏi được rất nhiều sau vụ kiện chống bán phá giá cá basa bởi đây là vụ kiện đã gây thiệt hại rất nặng nề cho DN Việt Nam. Nên đến vụ kiện tôm, các DN rất thận trọng.
Thứ nhất họ nhận ra rằng khi liên kết, hợp tác với nhau, thì sẽ lựa chọn được hãng luật rất tốt và chi phí được chia sẻ. Thứ hai là sẽ có thể giải quyết được vấn đề chung trên bình diện của một ngành, thậm chí một quốc gia chứ không chỉ riêng từng DN. Với vụ kiện chống bán phá giá, vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết là về giá trị thay thế. Chuyện khác là những chính sách mà Chính phủ hoặc cơ quan điều tra áp dụng chung đối với các DN bị kiện, rồi các vấn đề để chứng minh thiệt hại.
Tôi nhớ khoảng những năm 2008 - 2010, các DN xuất khẩu tôm cũng bị kiện về chống trợ cấp, nhưng sau đó đã thắng lợi tại Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vì cơ quan này đã đưa ra phán quyết ngành tôm Mỹ không có thiệt hại.
Hơn 10 năm qua, các DN ngành tôm vẫn đang tiếp tục làm việc, liên kết hợp tác với nhau thành nhóm và thuê chung văn phòng luật sư làm đại diện để giải quyết các vấn đề chung. Đây là kinh nghiệm rất tốt mà các ngành khác nên học hỏi.
Qua kinh nghiệm tôi thấy trong bất kỳ lĩnh vực nào, bao giờ cũng phải có một vài DN đứng đầu, mang tính chất “anh cả”, vừa là người dẫn dắt nhưng đồng thời ủng hộ về mặt tài chính, nguồn lực để thúc đẩy sự hợp tác chung và chấp nhận sự thiệt thòi để việc hợp tác được thông suốt hơn.
Nhiều DN cho rằng, tiền thuê luật sư quá đắt đỏ, trong khi tiềm lực DN nhỏ, chi phí thuê luật sư có là gánh nặng?
Tôi nghĩ đây là vấn đề văn hóa DN. Các DN nói chung khi hội nhập quốc tế hay trong nước thì việc sử dụng luật sư là việc rất bình thường. DN quốc tế đã sử dụng trong rất nhiều năm nay nhưng bây giờ DN Việt Nam mới bắt đầu suy nghĩ đến việc này.
Các DN nước ngoài đã phát triển rất lâu và họ có hẳn một phòng pháp chế riêng, nhưng khi cần, đặc biệt khi có các vấn đề về kiện tụng hoặc tranh chấp thương mại quốc tế họ vẫn phải thuê luật sư. Như vậy, thuê luật sư và làm bảo hiểm là chi phí bắt buộc mà DN phải tính đến khi tiến hành tranh chấp cũng giống như các loại chi phí khác.
Xin cảm ơn bà!