HSBC: Ngành sản xuất có thể đưa kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng
VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 chỉ đạt 6,1% | |
ADB: Việt Nam tăng trưởng 6,5% trong năm 2017 | |
Quan ngại tăng trưởng trong dài hạn |
Tăng trưởng ở Việt Nam đã chậm lại do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc tăng trưởng chậm lại của ngành sản xuất. Các lô hàng xuất khẩu điện thoại và phụ kiện – mặt hàng đem lại doanh thu xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam – trong tháng 3 đã giảm 24,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, các chuyên gia của HSBC dự báo, ngành sản xuất sẽ sớm hồi phục nhờ vào việc tung sản phẩm mới và nhu cầu toàn cầu sẽ dần hồi phục. Dấu hiệu khả quan này được thể hiện trong kết quả khảo sát chỉ số PMI tháng 3 khi các đơn hàng xuất khẩu mới tiếp tục gia tăng.
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất vẫn rất tự tin vào tình hình sản lượng sẽ tăng trong 12 tháng tới nhờ vào kỳ vọng đơn hàng mới sẽ nhiều hơn và các kế hoạch mở rộng kinh doanh. Mức tăng nhân công việc làm cũng gần đạt mức kỷ lục báo hiệu ngành sản xuất sẽ tốt hơn khi chỉ số này thể hiện mức độ lạc quan về công việc sẽ tiếp tục tăng trong thời gian ngắn. Ngành sản xuất vì vậy sẽ có thể đưa nền kinh tế quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong những quý tới đây.
Ngoài ra, lạm phát đang dần hạ nhiệt do lạm phát giá lương thực thực phẩm không tăng ngay cả khi giá nhiên liệu và chi phí chăm sóc sức khỏe và giáo dục tăng.
“Qua xem xét tình hình, chúng tôi cho rằng việc tăng trưởng GDP chậm lại trong quý I/2017 chỉ là một sự bước lùi nhỏ và lĩnh vực sản xuất sẽ có nhiều khả năng thúc đẩy tăng trưởng trong những quý sắp tới” – báo cáo của HSBC đánh giá.
Kết quả tăng trưởng GDP vừa qua thể hiện mức độ nhạy cảm của nền kinh tế đối với quy trình sản xuất, đặc biệt là là lĩnh vực công nghệ cao. “Để thúc đẩy tăng trưởng và giúp làm giảm tình hình biến động sản lượng kinh tế thì Chính phủ cần phải có nhiều cuộc cải tổ, đặc biệt là liên quan đến hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước và xây dựng các gối đệm tài khóa” – báo cáo khuyến nghị.