ICAEW: Kinh tế Việt Nam sẽ rất sáng trong năm 2017
HSBC: Kinh tế Việt Nam hứa hẹn dù còn nhiều khó khăn | |
Kinh tế Việt Nam: Tìm lối đi cho mình | |
Kinh tế Việt Nam: Sự trở lại với quỹ đạo tăng trưởng |
Theo báo cáo này, nền kinh tế các nước ASEAN vẫn cho thấy những điểm tích cực dù môi trường kinh tế và chính trị toàn cầu đang trong giai đoạn bất định hơn. Điều này thể hiện rõ ở các nền kinh tế lớn trong ASEAN, cụ thể là ASEAN 6 và đặc biệt là với hai nền kinh tế Việt Nam và Philippines. “Triển vọng tăng trưởng kinh tế sáng nhất trong giai đoạn 2017-2018 là Philippines và Việt Nam” – báo cáo nhận định.
Các chuyên gia xây dựng báo cáo này cũng cho rằng, giá dầu thấp và tình trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp khiến tăng trưởng của Việt Nam chậm lại trong nửa đầu năm 2016. Tuy nhiên, lĩnh vực công nghiệp phát triển mạnh khi tiếp tục được thúc đẩy bởi dòng vốn FDI chảy vào mạnh mẽ và môi trường kinh doanh không ngừng được cải thiện sẽ giúp hạn chế những tác động tiêu cực này.
“Chúng tôi dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt khoảng 6% trong năm 2016 và thể tăng lên mức 6,7% trong các năm 2017 và 2018” – báo cáo cho biết.
Theo bà Priyanka Kishore, Cố vấn kinh tế ICAEW, kiêm Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức Oxford Economics cho rằng, việc tham gia mạnh mẽ vào các FTA và các dòng đầu tư thời gian qua đã giúp các nền kinh tế như Việt Nam thành công trong tiến lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
“Những thành công tiếp theo của Việt Nam sẽ thế nào phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp tục tận dụng các cơ hội tăng cường giao dịch thương mại với những nền kinh tế có thu nhập cao cũng như việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư và công nghệ đến đâu” - bà Priyanka Kishore nhận định.
Còn theo ông Mark Billington, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á, những hiệp định như TPP có vai trò quan trọng bởi không chỉ trực tiếp đẩy mạnh các dòng thương mại và đầu tư, mà còn giúp đưa những thực tiễn kinh doanh tốt vào các nước tham gia ký kết.
“Do đó, ngay cả khi việc phê chuẩn các thỏa thuận như vậy bị chậm lại thì các chính phủ và doanh nghiệp vẫn cần đẩy mạnh các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh” – vị này khuyến nghị.
Báo cáo này cũng đánh giá, một trong những rủi ro bên ngoài lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế của ASEAN trong vài năm tới đây là khả năng suy giảm tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng tín dụng nói riêng tại Trung Quốc. Bởi điều này sẽ có thể khiến nhu cầu đối với hàng hóa, du lịch, vận tải hậu cần… của các nền kinh tế trong ASEAN chịu tác động tiêu cực.