Nâng chất nguồn nhân lực để hội nhập
Nhân lực - chuyện chưa bao giờ cũ | |
Lời giải nào cho bài toán nhân lực? | |
Thu hút lao động kỹ thuật cao: Không chỉ bằng lương |
Đặc biệt, khi nền kinh tế có những dấu hiệu khá tốt về tăng trưởng với 65% DN có nhu cầu tuyển dụng cao vào nửa cuối năm 2015, chất lượng nguồn cung lao động trẻ lại là vấn đề đáng được quan tâm nhất tại thời điểm hiện tại. Theo khảo sát trên gần 3.000 sinh viên mới tốt nghiệp của một website có uy tín cho thấy, 69% nguồn nhân lực này chưa có việc làm trong khi đó về phía DN, nhu cầu tuyển dụng vị trí mới ra trường là không ít với 72%.
Thị trường đòi hỏi những lao động trình độ cao |
Mặc dù thị trường hiện nay vẫn đang thiếu nhân sự, tuy nhiên, sinh viên mới tốt nghiệp vẫn không tránh khỏi “nỗi lo thất nghiệp”, bởi mức lương khá khiêm tốn của sinh viên mới ra trường không còn là yếu tố khiến nhà tuyển dụng cân nhắc khi tuyển dụng nữa khi chỉ có 14% DN quan tâm về chi phí lương, nhưng có tới 84% kỳ vọng vào chất lượng nguồn lực.
TS. Đặng Xuân Hoan, Tổng Thư ký Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhấn mạnh, giải pháp phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2020 cần đổi mới mạnh mẽ quản lý Nhà nước về phát triển nhân lực.
Trong đó, cần tập trung vào việc hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực. Cần hình thành một cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực trên địa bàn cả nước nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển nhân lực (bao gồm các nội dung về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống, định cư, chú ý các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao, nhân tài). Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực.
Bên cạnh đó, bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực cũng là vấn đề bức thiết. Ngân sách nhà nước là nguồn lực chủ yếu để phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020. Tăng đầu tư phát triển nhân lực cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội.
Cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung chi để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội (hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực ở các vùng sâu, vùng xa, cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách...). Đồng thời cần phải đổi mới giáo dục và đào tạo
Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 và những thời kỳ tiếp theo. Cần quán triệt và triển khai quyết liệt Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI và Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trong thời kỳ đổi mới, các DN phải chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Tham gia kiểm định quốc tế chương trình đào tạo. Thực hiện đánh giá và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết, trao đổi về giáo dục và đào tạo đại học, sau đại học và các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ giữa các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và thế giới, TS. Đặng Xuân Hoan kết luận.