Sự chần chừ của chính sách cũng ảnh hưởng đến FDI
Thu hút FDI thế hệ mới: Cần chính sách đi trước đón đầu | |
Giải ngân vốn FDI đạt 16 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ | |
Tầm nhìn cho FDI thế hệ mới |
“Các thành viên của chúng tôi thường gặp phải việc thực thi chính sách không đồng nhất, không hiệu quả và đối xử không công bằng giữa các khu vực. Thực tế này gây khó khăn lớn cho hoạt động các thành viên của chúng tôi…”, ông Adam Sitkoff - Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa kỳ (Amcham) tại Hà Nội phát biểu trong hội thảo Thách thức của việc thay đổi chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tổ chức ngày 7/12/2017.
Theo ông, mặc dù các thành viên của Amcham vẫn rất lạc quan về triển vọng phát triển kinh doanh tại Việt Nam, tuy nhiên họ cũng bày tỏ sự quan ngại đến những thay đổi gần đây trong chính sách và các quy định không phù hợp với các thông lệ quốc tế như những quy định bất hợp lý trong dự thảo Luật An ninh mạng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt hay một số quy định bất hợp lý trong Luật Dược…
Vì vậy các DN Hoa Kỳ đề nghị cần tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, minh bạch và ổn định hơn thông qua những hành động thực tế giúp tăng năng suất và giảm chi phí, giảm rủi ro kinh doanh ở Việt Nam.
11 tháng, vốn FDI giải ngân đạt 16 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ. (Ảnh minh họa) |
Ông Herbert Cochran, Giám đốc Liên minh Thuận lợi hóa Thương mại Việt Nam cũng chia sẻ, việc thường xuyên thay đổi chính sách pháp lý sẽ khiến Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư rủi ro hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Đơn cử như chính sách thuế thay đổi khá nhiều, bên cạnh những thay đổi về thuế mang lại lợi ích hơn cho DN nhưng cũng có những đề xuất ban hành chính sách thuế mới gây tổn hại không nhỏ cho DN và ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư. Bởi khi đưa ra quyết định đầu tư hoặc mở rộng đầu tư ở một quốc gia, các nhà đầu tư đã xây dựng một kế hoạch kinh doanh dài hạn từ 5-10 năm để ước tính lợi nhuận đầu tư thu được. Những thay đổi về thuế sẽ làm thay đổi toàn bộ kế hoạch kinh doanh ban đầu, giảm doanh thu và do đó, giảm tỷ suất lợi nhuận hoặc kéo dài thời gian thu hồi vốn đầu tư...
Là người đã theo sát đầu tư nước ngoài từ những ngày đầu soạn thảo luật đến nay đã 30 năm, GS.TSKH Nguyễn Mại cho biết, kể từ khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài (12/1987) đến nay đã ghi nhận nhiều lần thay đổi chính sách và luật pháp về FDI, góp phần quan trọng vào việc thu hút FDI của các nhà đầu tư đến từ hơn 100 quốc gia với 165 tỷ USD vốn thực hiện, đóng góp 19% thu ngân sách nội địa, 19% GDP, trên 55% giá trị sản lượng công nghiệp và hơn 70% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2017.
Tuy nhiên, sự thay đổi một số chủ trương của Nhà nước ở tình trạng thiếu nhất quán, thiếu minh bạch trong chính sách và luật pháp gây ra tâm lý bất ổn của nhà đầu tư do khó dự đoán khi quyết định phương hướng đầu tư và kinh doanh.
Bởi vậy, theo ông “thay đổi chính sách cần phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch, ổn định, có độ trễ nhất định về thời gian thi hành để nhà đầu tư và DN FDI chủ động trong điều hành chiến lược kinh doanh. Hệ thống văn bản pháp quy từ luật, Nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ phải đồng nhất, được ban hành một thời gian đủ dài để DN chuẩn bị điều kiện thi hành”.
Ngược lại là những chính sách đầy bất cập nhưng lại chậm được sửa đổi. Hoặc có những chính sách tốt nhưng lại chậm được triển khai đang cản trở DN, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. “Nhiều quy định gây chi phí bất hợp lý nhưng chưa được sửa đổi. Việc tổ chức thực thi pháp luật kinh doanh và các giải pháp cải cách hiện hành có hiệu quả thấp, dẫn đến tình trạng phát sinh chi phí về phía doanh nghiệp và gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu.
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ đã có sự chuyển dịch cơ cấu, xu hướng đầu tư sẽ dẫn đến cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI giữa các quốc gia và đòi hỏi phải có chính sách thu hút FDI mới chất lượng hơn, bền vững hơn.