Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng
Tạo môi trường đầu tư để kinh tế tư nhân phát triển | |
Cải thiện môi trường kinh doanh: Những nỗ lực chưa “cùng nhịp” | |
DNNVV: Cần môi trường kinh doanh bình đẳng |
Đơn cử, trong năm 2015, có gần 21% DN trong nước cho biết tỉnh ưu tiên giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng và đơn giản hơn cho các DN FDI; 28,3% DN cho rằng hoạt động của các DN FDI nhận được nhiều quan tâm hỗ trợ hơn từ tỉnh.
Đặc biệt là mối lo ngại về sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN dân doanh, DN thân hữu – những DN lớn có mối quan hệ với cán bộ chính quyền địa phương. Kết quả khảo sát PCI của VCCI từ 63 tỉnh/thành phố cho thấy có tới 76,47% DN đồng ý cho rằng “hợp đồng, đất đai... và các nguồn lực kinh tế khác chủ yếu rơi vào tay các DN có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh, địa phương”.
Các DN FDI vẫn nhận được nhiều ưu đãi |
Ông Lê Phạm Thanh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quốc tế Letas cho rằng, quyền tự do kinh doanh của doanh nhân, DN và cá nhân cũng như sự bình đẳng giữa DN Nhà nước, DN FDI và DN trong nước đã được quy định trong Hiến pháp. Tuy nhiên, trên thực tế, phần lớn các DN nội, nhất là các DNNVV chưa thực sự được đối xử bình đẳng với khối DNNN, DN FDI.
Vì vậy, cộng đồng các DN nói chung và DNNVV nói riêng kiến nghị Nhà nước cần hỗ trợ DNNVV các vấn đề liên quan đến thị trường, đất đai, vốn ưu đãi, công nghệ, đào tạo và quản lý trên nền tảng đẩy nhanh tiến trình cải cách thể chế, minh bạch hóa thông tin, tháo gỡ thực sự các rào cản về thủ tục hành chính; đặt DNNN vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi bao cấp còn tồn tại trên thực tế…
Về phía địa phương, cần chủ động bố trí ngân sách để hỗ trợ DNNVV, hạn chế tình trạng xảy ra là các chính sách, nguồn vốn, dự án vẫn đổ dồn vào DN lớn, DNNN. Cùng với đó, Nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh, trong đó có các quy định bảo đảm hơn nữa quyền tự do kinh doanh và sự bình đẳng giữa các DN, giúp DN dân doanh được bình đẳng với các DNNN trong vấn đề tiếp cận vốn đặc biệt là vốn ODA, mặt bằng sản xuất, chuyển giao khoa học – công nghệ, ông Tâm kiến nghị.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, VCCI đã có chương trình giám sát về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia trong lĩnh vực thuế và hải quan, thực hiện đúng thời điểm, kết quả đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đặt ra.
Chương trình đã đưa ra được những đánh giá khách quan và độc lập, góp phần thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này. Qua đó đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình cải cách thủ tục hành chính và được cộng đồng DN đánh giá cao.
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, nếu tư duy quản lý nhà nước còn coi nhẹ cạnh tranh công bằng; không nhận thức được cạnh tranh công bằng là cốt lõi của kinh tế thị trường, là động lực đối với DN và người dân thì không thể tạo nên sự thay đổi trong thị trường. Mà đây lại là cốt lõi của giai đoạn hội nhập, nguyên tắc của các cam kết hội nhập mà Việt Nam đang và tiếp tục tham gia sâu hơn.