Chỉ số kinh tế:
Ngày 12/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.990 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.791/26.189 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Basel III - bước tiến tất yếu để nâng tầm ngân hàng Việt

Lâm.TV
Lâm.TV  - 
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền của Thời báo Ngân hàng với ông Peter Verhoeven - thành viên Ban Lãnh đạo Anax Invest, chuyên gia này nhấn mạnh rằng việc triển khai Basel III không chỉ là yêu cầu tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế, mà còn là bước tiến chiến lược giúp hệ thống ngân hàng Việt Nam nâng cao nội lực, gia tăng niềm tin thị trường và xây dựng thương hiệu bền vững trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.
aa
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, nhiều nhà băng tích cực triển khai Basel III 8 kinh nghiệm từ quốc tế để ngân hàng Việt tiến tới Basel III Tiến tới xây dựng các quy định pháp lý triển khai Basel III

Thưa ông, dựa trên kinh nghiệm triển khai ở nhiều thị trường khác nhau, theo ông, những yếu tố then chốt nào giúp các ngân hàng tại Việt Nam vượt qua những thách thức ban đầu khi áp dụng Basel III?

Tôi nhớ là cách đây vài năm tôi có một buổi thuyết trình tại Việt Nam về Basel II và định hướng triển khai. Giờ đây, việc áp dụng Basel III là một bước tiến hợp lý tiếp theo. Các cơ quan quản lý ngân hàng yêu cầu hệ thống ngân hàng cần có sức mạnh bổ sung, vì vậy điều quan trọng là các ngân hàng tại đây cần nghiêm túc thúc đẩy việc triển khai Basel III.

Basel III - bước tiến tất yếu để nâng tầm ngân hàng Việt

Việc này, bên cạnh nhiều yếu tố khác, đòi hỏi NHTW nghiêm ngặt hơn, sâu sát hơn trong các hoạt động của hệ thống ngân hàng. Tôi cho rằng việc cơ quan quản lý can thiệp và hành động quyết liệt hơn trong việc thực thi Basel III và các quy định liên quan là rất quan trọng.

Điều này cũng liên quan đến thực tế là các doanh nghiệp cần một đối tác mạnh, đáng tin cậy, và chắc chắn ở thị trường Việt Nam có những ngân hàng đáp ứng được yêu cầu đó. Nhưng để thực sự đạt chuẩn quốc tế, họ cần triển khai nghiêm túc Basel III và tuân thủ IFRS 9, vì điều đó tạo ra sự khác biệt lớn trong cách đánh giá tín dụng. Đối với nhiều ngân hàng, đó là một thách thức, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở các thị trường khác.

Trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về mức độ sẵn sàng của các ngân hàng trong việc triển khai Basel III?

Tôi chưa có cơ hội trao đổi với các ngân hàng gần đây, nhưng trong những lần trò chuyện trước đây với một số ngân hàng lớn, họ cho biết đang tiến tới áp dụng Basel III. Một số ngân hàng đã bắt đầu triển khai và đang thực hiện IFRS 9. Đây là những bước tiến rất quan trọng.

Trong bối cảnh hiện tại, tôi cho rằng đây là cơ hội lớn cho Việt Nam. Các mức thuế quan mà Hoa Kỳ đang áp dụng khiến nhiều công ty Mỹ phải tìm nguồn cung ứng mới. Việt Nam có cơ hội tuyệt vời để trở thành một nguồn cung ứng đáng tin cậy và giá trị. Tôi nghĩ điều đó đang phần nào diễn ra. Và các ngân hàng có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa phát triển và mở rộng.

Trong bối cảnh nhiều ngân hàng Việt cần tăng vốn để đáp ứng hệ số an toàn vốn (CAR) theo Basel III. Ông có thể chia sẻ những bài học kinh nghiệm quốc tế về chiến lược tăng vốn hiệu quả mà Việt Nam có thể học hỏi?

Basel III - bước tiến tất yếu để nâng tầm ngân hàng Việt

Nguồn vốn đầu tiên cần xem xét luôn là các cổ đông hiện hữu, họ có sẵn sàng bỏ thêm tiền vào không? Tiếp theo là việc tìm một đối tác đáng tin cậy để tham gia mua một phần cổ phần của ngân hàng. Tôi cho rằng điều này sẽ ngày càng phổ biến tại Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài sẽ tìm cơ hội hợp tác với một số ngân hàng trong nước.

Yêu cầu bổ sung vốn là điều tuyệt đối thiết yếu để củng cố bảng cân đối kế toán và xây dựng hình ảnh ngân hàng như một tổ chức tài chính mạnh mẽ và đáng tin cậy.

Bên cạnh đó, bài học rút ra từ nhiều ngân hàng là: kiểm soát nội bộ là yếu tố vô cùng quan trọng. Khả năng quản lý danh mục tín dụng để kiểm soát chất lượng tài sản thật sự rất quan trọng. Những kinh nghiệm từ việc triển khai IFRS 9 rất đáng chú ý. Các ngân hàng nhận ra rằng họ phải trích lập dự phòng trước thay vì sau khi rủi ro xảy ra. Điều đó tạo ra tác động tích cực lớn.

Vì vậy, có thể coi đây là ba “chân kiềng”: (1) Cổ đông góp thêm vốn, (2) Dòng vốn ngoại từ nhà đầu tư nước ngoài (3) Kiểm soát nội bộ, chất lượng danh mục tín dụng. Tôi từng trao đổi với một số ngân hàng lớn tại Việt Nam, họ rất chú trọng vào công tác giám sát và kiểm soát, đó là tín hiệu rất tích cực.

Theo ông, làm thế nào để triển khai thành công trụ cột thứ ba của Basel III trong bối cảnh môi trường minh bạch tài chính tại Việt Nam còn đang hoàn thiện?

Tôi nghĩ một lần nữa, kiểm soát nội bộ là yếu tố cực kỳ quan trọng. Tất cả quay về chất lượng đội ngũ và hệ thống mà ngân hàng đang sử dụng.

Tôi cũng xin chia sẻ thêm, tôi khá bảo thủ khi nói đến quy định và giám sát ngân hàng. Tôi đã trải qua tới năm cuộc khủng hoảng ngân hàng trên thế giới và tôi tin rằng hầu hết trong số đó có thể đã được ngăn chặn nếu cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ hơn. Lấy ví dụ, cuộc khủng hoảng Savings & Loans tại Mỹ cuối thập niên 1980 là một thất bại toàn diện về quản lý. Khi đó, tôi làm việc tại Houston và sự đổ vỡ của hệ thống Savings & Loans là vấn đề lớn.

Basel III - bước tiến tất yếu để nâng tầm ngân hàng Việt

Hay như khủng hoảng ngân hàng 2007–2008, các nhà quản lý nhận ra quá muộn rằng các quy định họ áp đặt trước đó khiến ngân hàng trích lập dự phòng quá ít và quá muộn. Đó là thời điểm Basel III được thúc đẩy. Và đó cũng là lúc các chuẩn mực kế toán mới như IFRS 9 ra đời, nhằm có những công cụ kiểm soát hiệu quả hơn.

Một số ngân hàng Việt đã bắt đầu áp dụng mô hình xếp hạng nội bộ (IRB). Ông có thể chia sẻ những khó khăn thường gặp khi thiết lập hệ thống IRB và các bước cần thiết để triển khai hiệu quả?

Yếu tố sống còn là dữ liệu nội bộ. Nếu không có dữ liệu, bạn không thể xây dựng ICAAP (Quy trình đánh giá tính đầy đủ vốn nội bộ), không thể thực hiện rà soát danh mục tín dụng một cách có căn cứ, hay cũng không thể kiểm soát hiệu quả.

Nhưng không chỉ là dữ liệu, bạn còn cần kinh nghiệm và kiến thức để phân tích chúng. Tôi từng thấy nhiều ngân hàng có hệ thống tốt nhưng chưa được tối ưu hóa vì thiếu kỹ năng hoặc không biết cách vận hành hiệu quả.

Tôi đã tư vấn cho một số ngân hàng và luôn nói với các CEO rằng: vào mỗi sáng thứ Hai, việc đầu tiên trên bàn làm việc của họ nên là một báo cáo về chất lượng danh mục tín dụng, vị thế vốn, danh mục cho vay, hệ thống vận hành, tất cả những yếu tố thiết yếu như vậy. Và đó nên là chủ đề đầu tiên trong cuộc họp với đội ngũ điều hành.

Basel III - bước tiến tất yếu để nâng tầm ngân hàng Việt

Là người theo trường phái kiểm soát truyền thống, tôi tin rằng “tin tưởng là tốt, nhưng kiểm soát thì tốt hơn”. Và nếu không có kiểm soát nội bộ tốt, ngân hàng sẽ thất bại. Chúng ta đã thấy điều đó nhiều lần, thiếu kiểm soát là nguyên nhân của khủng hoảng.

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cao và tín dụng cũng cần tăng theo, liệu việc triển khai Basel III có thể tạo ra độ trễ đối với dòng vốn tín dụng ra thị trường trong ngắn hạn không, thưa ông?

Trước hết, tôi cũng có một câu hỏi ngược lại với bạn: NHNN có thực sự kiên quyết với các ngân hàng để chuyển sang Basel III và IFRS 9 không? Các ngân hàng có đang đi theo hướng đó không? Ý tôi là, rõ ràng, việc chuyển đổi đó không thể chỉ sau một đêm. Không thể nói: “Chúng ta phải tuân thủ Basel III và IFRS 9” vào thứ Hai và đến thứ Ba đã xong. Việc này cần thời gian.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi là bắt buộc. Cơ quan quản lý cũng cần chuyển động và hỗ trợ quá trình này. Đồng thời, môi trường kế toán cũng phải hỗ trợ, vì họ là người đảm bảo các ngân hàng thực hiện đúng như những gì họ công bố.

Basel III - bước tiến tất yếu để nâng tầm ngân hàng Việt

Do đó, Basel III chủ yếu hướng đến việc tăng cường năng lực vốn, nâng cao khả năng chống chịu rủi ro và cải thiện tính minh bạch của hệ thống ngân hàng. Việc triển khai các chuẩn mực này có thể tạo ra một số độ trễ trong ngắn hạn, nhất là khi các ngân hàng phải điều chỉnh hệ thống quản trị rủi ro và tăng vốn tự có để đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, về dài hạn, Basel III sẽ giúp nâng cao niềm tin vào hệ thống ngân hàng, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Theo ông, đâu là yếu tố cốt lõi để xây dựng một thương hiệu ngân hàng mạnh và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số sâu rộng hiện nay?

Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính toàn cầu, tôi cho rằng một thương hiệu ngân hàng thực sự vững mạnh không thể chỉ được xây dựng bằng hoạt động truyền thông hay quảng bá bên ngoài. Niềm tin của thị trường quốc tế dành cho một ngân hàng bắt nguồn từ nội lực bền vững. Đó là nền tảng tài chính lành mạnh, quản trị điều hành hiệu quả, kiểm soát rủi ro chặt chẽ và sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế.

Basel III - bước tiến tất yếu để nâng tầm ngân hàng Việt
Giáo sư John Quelch và ông Peter Verhoeven thăm và làm việc với Thời báo Ngân hàng

Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, việc các quốc gia tăng cường giám sát và áp dụng các chuẩn mực như Basel III cho thấy, rõ ràng yếu tố minh bạch, khả năng kiểm soát rủi ro và năng lực nội tại là điều kiện tiên quyết để củng cố lòng tin thị trường. Việc các ngân hàng Việt Nam đang chủ động triển khai Basel III chính là đang đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.

Ngoài ra, trong kỷ nguyên số, hai trụ cột không thể thiếu để xây dựng thương hiệu ngân hàng khác biệt và bền vững chính là hành trình trải nghiệm khách hàng và khả năng giám sát, phân tích sâu dữ liệu nội bộ. Cá nhân hóa sản phẩm, dịch vụ, phản hồi nhanh chóng, hiệu quả sẽ quyết định mức độ hài lòng và sự trung thành của khách hàng.

Xin cảm ơn ông!

Interview: Anh Tuấn | Photo: Lê Minh | Designer: Lâm.TV

Lâm.TV

Tin liên quan

Tin khác

Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội chiều nay (12/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày kế hoạch xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với lộ trình đột phá, mô hình này hứa hẹn nâng tầm vị thế kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức phức tạp về pháp lý, giám sát và rủi ro tài chính.
Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Hoàn thiện các chính sách thuế, phí, lệ phí theo hướng bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, giảm thuế suất là một trong những nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Về vấn này, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã có những chia sẻ với báo chí.
Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Nghị quyết 68 có yêu cầu xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026; đồng thời, mở rộng cơ sở tính thuế, nhất là thu thuế điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Đây được xem là nhiệm vụ lớn, tác động đến hơn 30% nguồn đóng góp vào GDP. Về vấn đề này, ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế đã có những thông tin chia sẻ với báo chí.
Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Không biết các bạn có cảm giác giống tôi không, dường như những “sự kiện thiên nga đen” đang diễn ra thường xuyên hơn trên toàn cầu?
Khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt hóa “kỳ lân”

Khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt hóa “kỳ lân”

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ đã nhanh chóng cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 03/NQ-CP với trọng tâm hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp, sáng tạo. Đây là một “trụ cột” để Việt Nam chuyển mình trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch kiêm đồng sáng lập Tập đoàn Công nghệ Tài chính MoMo về khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt phát triển vươn tầm thế giới.
Đối thoại với CEO mới của Sacombank

Đối thoại với CEO mới của Sacombank

Tôi nhận trách nhiệm không để làm khác, mà để làm sâu: Sâu vào niềm tin, sâu vào quy trình và sâu vào trách nhiệm ngân hàng trong một nền kinh tế đang định hình trong kỷ nguyên vươn mình. Ông Nguyễn Thanh Nhung đã khẳng định như trên trong cuộc trao đổi đầu tiên sau khi nhận chức Quyền Tổng giám đốc Sacombank.
Nghị quyết 201: Đột phá chính sách cho phát triển nhà ở xã hội

Nghị quyết 201: Đột phá chính sách cho phát triển nhà ở xã hội

Tại Tọa đàm “Đột phá để phát triển nhà ở xã hội” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 5/6, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh Nghị quyết 201/2025/QH15 vừa được Quốc hội thông qua là “tuyệt vời”.
Tiếp tục hành trình sắp xếp đơn vị hành chính

Tiếp tục hành trình sắp xếp đơn vị hành chính

Tiếp tục phiên họp thứ 46, chiều nay (5/6), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Theo đó, Chính phủ đã trình Quốc hội phương án sắp xếp 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thành 23 đơn vị mới, giảm gần một nửa số tỉnh, thành phố. Với mục tiêu xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, phương án này, được xây dựng dựa trên Nghị quyết số 60-NQ/TW và Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, nhận được sự đồng thuận cao từ Nhân dân, đảm bảo tính khoa học, minh bạch, đồng thời chú trọng kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ và xử lý tài sản công một cách hợp lý.
Thị trường chứng khoán đã sẵn sàng cho những cú hích để bứt phá

Thị trường chứng khoán đã sẵn sàng cho những cú hích để bứt phá

Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với GDP tăng trưởng khởi sắc, các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ và hệ thống KRX vận hành thông suốt. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán vẫn giằng co quanh mốc 1.300 điểm. Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Nghiên cứu, Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, dù đã phục hồi hơn 20% sau cú sốc thuế quan, những bất định bên ngoài vẫn kìm hãm đà tăng của chứng khoán Việt. Vậy liệu nội lực kinh tế, Nghị quyết 68 và kỳ vọng nâng hạng có tạo nên bước ngoặt cho thị trường?
Kỳ vọng cú hích cho thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn

Kỳ vọng cú hích cho thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn

Thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy sự phục hồi bền vững, với VN-Index vượt mốc 1.300 điểm sau cú sốc thuế quan và thanh khoản cải thiện đáng kể. Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Maybank Investment Bank, cho biết, dòng tiền dồi dào, lực cầu bắt đáy mạnh mẽ và các chính sách hỗ trợ kinh tế đang là bệ đỡ quan trọng. Vậy nội lực kinh tế, Nghị quyết 68 và triển vọng nâng hạng có thể giúp thị trường chinh phục lại đỉnh lịch sử 1.500 điểm trong năm 2025.