Điểm lại thông tin kinh tế ngày 1/7
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 30/6 | |
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 29/6 | |
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 28/6 |
Tin trong nước
Thị trường ngoại tệ: Phiên 01/07, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.182 VND/USD, tăng 04 đồng so với phiên trước đó. Tỷ giá mua kỳ hạn 6 tháng được giữ nguyên niêm yết ở mức 22.975 VND/USD. Tỷ giá bán được niêm yết ở mức 23.827 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá. Trên thị trường LNH, tỷ giá chốt phiên ở mức 23.011 VND/USD, không thay đổi so với phiên 30/06. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 10 đồng ở chiều mua vào trong khi giảm 15 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.330 - 23.385 VND/USD.
Thị trường tiền tệ LNH: Ngày 01/07, lãi suất chào bình quân LNH VND giảm 0,01 – 0,04 đpt ở tất cả các kỳ hạn từ 1M trở xuống so với phiên trước đó, cụ thể: ON 1,13%; 1W 1,30%; 2W 1,42% và 1M 1,52%. Lãi suất chào bình quân LNH USD giảm 0,01 đpt ở hầu hết các kỳ hạn ngoại trừ đi ngang ở kỳ hạn 1M, giao dịch tại: ON 0,14%; 1W 0,17%; 2W 0,22%, 1M 0,32%. Lợi suất TPCP trên thị trường thứ cấp giữ nguyên ở kỳ hạn 3Y trong khi giảm ở các kỳ hạn còn lại, giao dịch tại: 3Y 0,89%; 5Y 1,09%; 7Y 1,34%; 10Y 2,20%; 15Y 2,48%.
Nghiệp vụ thị trường mở: Phiên hôm qua, NHNN tiếp tục chào thầu 1.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố với kỳ hạn 07 ngày, lãi suất ở mức 2,50%. Không có khối lượng trúng thầu, không có khối lượng lưu hành trên kênh này.
Thị trường chứng khoán: Hôm qua, các chỉ số hồi phục nhờ lực đẩy của một số cổ phiếu trụ cột, đặc biệt nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt tăng giá mạnh. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 8,53 điểm (+0,61%) lên 1.417,08 điểm; HNX-Index tăng 2,4 điểm (+0,74%) lên 325,72 điểm; UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (+0,21%) lên 90,44 điểm. Thanh khoản thị trường tăng vọt với tổng giá trị giao dịch trên 31.200 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 243 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
Theo IHS Markit, chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI ngành sản xuất của Việt Nam đã giảm mạnh từ 53,1 của tháng 5 xuống còn 44,1 trong tháng 6, cho thấy các điều kiện kinh doanh suy giảm mạnh nhất trong hơn một năm và kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 6 tháng. Đại dịch Covid-19 cùng với các biện pháp phong tỏa và tình trạng đóng cửa công ty tạm thời là những nhân tố làm giảm mạnh cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 6. Đã có tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu dẫn đến giá tăng, đặc biệt, các công ty cũng nhắc nhiều tới tình trạng tăng giá kim loại. Chỉ số PMI của ASEAN cũng giảm từ 51,8 điểm trong tháng 5 xuống còn 49 điểm trong tháng 6. Có tới 5 trong số 7 quốc gia ASEAN được khảo sát đều ghi nhận sự suy giảm.
Tin quốc tế
Viện Quản lý Cung ứng ISM cho biết PMI lĩnh vực sản xuất của Mỹ ở mức 60,6% trong tháng 6 vừa qua, giảm nhẹ từ mức 61,2% của tháng 5, xuống sâu hơn mức 61,0% theo dự báo và đồng thời là mức PMI sản xuất thấp nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây. Tại thị trường lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần kết thúc ngày 27/06 ở mức 364 nghìn đơn, giảm khá mạnh từ mức 411 nghìn đơn của tuần trước đó và xuống thấp hơn mức 388 nghìn đơn theo dự báo.
Doanh số bán lẻ của Đức phục hồi 4,2% m/m trong tháng 5 sau khi giảm khá mạnh 6,8% ở tháng trước đó, gần khớp với kỳ vọng phục hồi 4,5% của các chuyên gia. So với cùng kỳ năm 2020, doanh số bán lẻ tháng 5 giảm 2,4%. Tiếp theo, IHS Markit cho biết PMI lĩnh vực sản xuất của Đức chính thức ở mức 65,1 điểm trong tháng 6, được điều chỉnh tăng nhẹ từ mức 64,9 điểm theo báo cáo sơ bộ và cao hơn mức 64,4 điểm của tháng 5.
Theo dữ liệu của IHS Markit, PMI sản xuất của Anh chính thức ở mức 63,9 điểm trong tháng 6, điều chỉnh giảm nhẹ từ mức 64,2 điểm theo dữ liệu sơ bộ, đồng thời giảm khá mạnh từ mức 65,6 điểm của tháng 5.
Tỷ giá ngày 01/07: USD = 0.844 EUR (0.06% d/d); EUR = 1.185 USD (-0.06% d/d); USD = 0.726 GBP (0.43% d/d); GBP = 1.377 USD (-0.43% d/d).