Kinh tế tư nhân và giấc mơ táo bạo về một Việt Nam thịnh vượng
![]() | Muốn doanh nghiệp tư nhân "lớn nhanh" phải xây dựng mục tiêu đủ cao để hành động |
![]() | Đầu tư vào năng lượng, kinh tế tư nhân cần điểm bẩy |
![]() | Thời liên doanh kinh tế tư nhân |
Lãng phí các nguồn lực và mất mát những thời cơ phát triển
Theo bà Phạm Chi Lan, những năm qua vai trò của kinh tế tư nhân liên tục được khẳng định là động lực quan trọng của nền kinh tế; nhưng khu vực này đã và đang trải qua một quá trình phát triển nhọc nhằn và vẫn đang nhỏ bé, khó lớn và không muốn lớn. Nguyên nhân một phần cũng bởi họ đang hoạt động một môi trường cạnh tranh bất bình đẳng. Theo bà, hiện tượng “lợi ích nhóm”, “DN sân sau”, “DN thân hữu” khá phổ biến những năm gần đây đã tạo ra môi trường cạnh tranh bất bình đẳng. DNNN gắn bó trực tiếp với hệ thống nhà nước nên có lợi thế hơn, lại thường được bảo hộ khỏi sự cạnh tranh của DN tư nhân trong nước và quốc tế, lại được hưởng nhiều đặc quyền trong tiếp cận các nguồn lực và giành thương quyền trong các lĩnh vực và dự án có khả năng sinh lời cao. Trong khi DN FDI luôn được quan tâm thu hút bằng nhiều cơ chế, chính sách ưu tiên, ưu đãi. Các quy định về điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính, thanh tra kiểm tra… cũng được giảm thiểu đáng kể. Những ưu đãi ưu ái dành cho DNNN và FDI đã tạo thêm sự bất bình đẳng đối với kinh tế tư nhân.
![]() |
Phần lớn các DN tư nhân đều có quy mô nhỏ |
“Những méo mó, bất cập do sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế không chỉ làm cho khu vực kinh tế tư nhân không thể phát triển, mà còn kìm hãm sự phát triển đúng đắn và vai trò tích cực của DNNN và FDI, của sự liên kết rất cần thiết giữa các loại hình DN, khiến cho nền kinh tế tăng trưởng với hiệu quả không cao và thiếu bền vững”, bà Chi Lan nhấn mạnh.
Đã vậy, quyền tiếp cận các nguồn lực, thương quyền và cơ hội kinh doanh của kinh tế tư nhân bị thu hẹp, thậm chí bị tước đoạt bởi những DN được ưu đãi một cách không sòng phẳng. Họ phải trả giá cao hơn cho nhiều tài nguyên và sản phẩm do những nhóm lợi ích thao túng thị trường, đặc biệt về đất đai, mặt bằng sản xuất-kinh doanh, chi phí vận tải... làm đội giá thành và giảm lợi nhuận của họ. Biên lợi nhuận quá nhỏ bé và bấp bênh khiến kinh tế tư nhân càng khó có khả năng đầu tư phát triển và ít dám nghĩ đến làm ăn lớn hay lâu dài. Môi trường đó cũng không khuyến khích sự liên kết, hợp tác...
Việt Nam thịnh vượng – một giấc mơ táo bạo
Trăn trở và tâm huyết với tương lai đất nước và sự lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân, bà Phạm Chi Lan phát biểu: “Trước thềm Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, hai mục tiêu tham vọng hơn đang được đưa ra: đến năm 2030, Việt Nam sẽ trở thành nước thu nhập trung bình cao (sớm hơn 5 năm so với khát vọng Việt Nam 2035), và năm 2045 sẽ trở thành nước thu nhập cao. Một giấc mơ lớn, táo bạo về một Việt Nam thịnh vượng đang hình thành, đúng vào lúc cả thế giới đang rung chuyển bởi những biến động lớn lao, tạo nên một môi trường khác xa so với trước và mang lại cả những thách thức lẫn thời cơ mới hiếm có, đặc biệt cho các nước đang phát triển đang muốn tìm đường vượt lên”.
Theo vị chuyên gia cao cấp này, để hiện thực hóa khát vọng đòi hỏi những nỗ lực phi thường và chuyển biến vượt bậc, đột phá, vượt lên chính mình của mọi người Việt Nam. Trước hết với lãnh đạo, đó là mở rộng tầm nhìn, nhận thức rõ bối cảnh mới đưa ra đường lối phát triển đúng đắn, thông minh, phù hợp với lợi ích phát triển của đất nước trong thời đại mới, và quyết tâm thực hiện bằng được những cải cách cần thiết, có thể tập hợp và khơi dậy sức mạnh của cả dân tộc và thời đại để chung sức đưa đất nước đi lên. Khu vực kinh tế tư nhân phải trở thành động lực quan trọng. Theo đó có rất nhiều việc phải làm từ cả phía Nhà nước và phía DN. Trong đó, việc quan trọng nhất của khu vực kinh tế tư nhân, là nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh. Việc quan trọng nhất của phía Nhà nước đó là tạo lập một môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng, lành mạnh. Đây là tiền đề số 1 và là trọng tâm của cải cách.
Theo bà Lan, để tạo lập một môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng, lành mạnh đòi hỏi nhà nước tập trung thực hiện bằng được hai việc lớn: tăng cường các thể chế thị trường và tự do hóa các thị trường nhân tố sản xuất. Tự do hóa thị trường các nhân tố sản xuất vô cùng quan trọng bởi nó tác động rất lớn đến khả năng tiếp cận các nguồn lực cần thiết của DN và tính hiệu quả của việc quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế và ảnh hưởng đến sự công bằng và bền vững trong phát triển của quốc gia.
Về tăng cường các thể chế thị trường, một thị trường hoạt động tốt đòi hỏi phải có các luật chơi được xác định rõ ràng, minh bạch, tiên liệu được và được thi hành nghiêm túc. Chính sách cạnh tranh và đảm bảo quyền tài sản của DN là những luật chơi quan trọng nhất đối với DN, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để hình thành những DN tự tin, năng động, sáng tạo, biết liên kết với nhau, tuân thủ pháp luật và kinh doanh một cách có trách nhiệm để làm giàu cho mình và đóng góp cho xã hội.
Bà Lan tin rằng khi tầm nhìn được mở rộng, có đường lối phát triển đúng đắn, và thực hiện bằng được những cải cách tối cần thiết thì giấc mơ Việt Nam thịnh vượng thành hiện thực trong tương lai không xa.
Báo cáo Việt Nam 2035 đưa ra khát vọng đến năm 2035, Việt Nam sẽ trở thành một nước thu nhập trung bình cao, hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Dự thảo Chiến lược mới đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao; 2045 trở thành nước thu nhập cao với quan điểm phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế. |
Các tin khác

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 14-18/4

Hà Nội đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng xây dựng nút giao giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Lối mở về thể chế cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân

Nền tảng dữ liệu tài trợ thương mại “Công cụ đắc lực” xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế

Trình UBTVQH về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất

Đề xuất nhiều chính sách then chốt cho đường sắt tốc độ cao

Phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công
![[Infographic] Giữ đà ổn định, xuất nhập khẩu đạt 35,44 tỷ USD](https://cdn.thoibaonganhang.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/18/15/k1-t420250418151156.jpg?rt=20250418151159?250418032557)
[Infographic] Giữ đà ổn định, xuất nhập khẩu đạt 35,44 tỷ USD

Thủ tướng tiếp Tổng Giám đốc quỹ đầu tư Warburg Pincus của Hoa Kỳ

Ngành thuế thu hồi được 22.352 tỷ đồng nợ thuế

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/4

Hoàn thiện khung pháp lý mới cho khoa học, công nghệ

Dự thảo luật quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tạo đột phá trong tự chủ và minh bạch

Hà Nội đặt mục tiêu sử dụng 100% xe buýt xanh vào năm 2035
Ngân hàng 360
Videos Podcast Infographic Longform - Emagazine

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày từ ngày 14-19/4/2025

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Ra mắt siêu đô thị Sun Mega City rộng 1690ha - biểu tượng thịnh vượng phía Nam Hà Nội

Gen Z "say yes" với xe máy điện VinFast: “Trendy”, an toàn và tiết kiệm

T&T Group khởi công xây dựng khách sạn 5 sao đầu tiên tại ĐBSCL
Dịch vụ ngân hàng hiện đại
Ebanking Vay đâu - gửi đâu Quản lý tài chính thông minh Ngân hàng bán lẻ Tư vấn Nhân sự

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

NCB xét duyệt khoản vay siêu tốc nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại

NAPAS triển khai Apple Pay cho khách hàng tại Việt Nam
