Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Nghị quyết 68 tạo động lực mới cho thị trường chứng khoán

Thái Hoàng
Thái Hoàng  - 
Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, trở thành động lực then chốt cho sự phát triển kinh tế đất nước. Ngay sau đó, thị trường chứng khoán hồi phục mạnh mẽ nhờ kỳ vọng vào Nghị quyết 68 với các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.
aa

Việt Nam sắp cán mốc 10 triệu tài khoản chứng khoán

Chứng khoán Việt Nam hướng tới chu kỳ tăng trưởng bền vững
Dẫn dắt thị trường trong những tháng cuối năm 2024 khả năng vẫn sẽ là nhóm Ngân hàng

Thị trường chứng khoán đang phản ánh kỳ vọng rằng khu vực tư nhân sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính.

Chính sách đột phá cho khu vực tư nhân

Theo một chuyên gia phân tích tài chính, khi kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, thị trường chứng khoán sẽ được hưởng lợi từ nhiều khía cạnh. Trước hết, sự gia tăng số lượng doanh nghiệp niêm yết sẽ thu hút dòng vốn trong và ngoài nước, nâng cao thanh khoản và quy mô thị trường. Các quỹ đầu tư quốc tế, vốn đang tìm kiếm cơ hội tại các thị trường mới nổi, sẽ không thể bỏ qua Việt Nam – một điểm đến tiềm năng với khu vực tư nhân đang trỗi dậy.

Khi những chính sách hỗ trợ về vốn, đất đai, và công nghệ được triển khai, chúng ta có thể kỳ vọng một làn sóng doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, sẵn sàng bước lên các sàn giao dịch như HOSE, HNX, hay UPCoM.

Thực tế, sau đợt điều chỉnh mạnh trong tháng 4/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận sự hồi phục tích cực trong nửa đầu tháng 5. Chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1.260 điểm, với 4/5 phiên giao dịch trong tuần từ 5-9/5 đóng cửa trong sắc xanh, nhờ tâm lý hứng khởi từ việc hệ thống KRX chính thức hoạt động. Gần nhất, 2 phiên giao dịch đầu tuần này đã ghi nhận mức tăng đáng kể và thị trường đang chinh phục trở lại mốc 1.300.

Như trong phiên giao dịch đầu tuần này (12/5), chỉ số VN-Index đảo ngược đà giảm và sớm quay lại vùng tăng, đóng cửa tăng mạnh 1,26% nhờ lực kéo của các mã dẫn dắt thuộc khối tư nhân, đặc biệt là VIC - cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup. Không riêng VIC, TCB và FPT đóng góp nhiều nhất vào đà tăng của chỉ số. Lực mua tăng mạnh ngay sau thông tin Mỹ và Trung Quốc đồng ý giảm thuế xuống 30% trong 90 ngày tới. Diễn biến này kích hoạt làn sóng tâm lý tích cực, đẩy chỉ số tăng mạnh và đóng cửa vững chắc trong vùng tăng.

Phân tích kỹ hơn vai trò của doanh nghiệp tư nhân lớn và cổ phiếu của các doanh nghiệp này trên sàn chứng khoán Việt Nam, bà Cao Thị Ngọc Quỳnh - Giám đốc Khối Khách hàng Tổ chức- Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT cho rằng, diễn biến hiện tại cho thấy cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn thực sự là đầu tàu và trụ đỡ cho thị trường chứng khoán, tiêu biểu như các cổ phiếu nhóm Vingroup. Trong bối cảnh VN-Index đi ngang từ đầu năm đến nay, 3 cổ phiếu nhóm này đã đóng góp thêm trên 90 điểm cho thị trường. Ngoài ra, cổ phiếu của một số doanh nghiệp tư nhân lớn cũng có diễn biến tích cực từ đầu năm như nhóm ngân hàng tư nhân (Techcombank, Sacombank, SHB), nhóm cổ phiếu Gelex, nhóm cổ phiếu thuộc Tập đoàn Thành Thành Công... Các cổ phiếu này đều có mức tăng trưởng ấn tượng từ 30% đến trên 100%.

Nghị quyết 68 cũng đặc biệt nhấn mạnh việc khẩn trương nâng hạng, tái cơ cấu thị trường chứng khoán, phát triển thị trường bảo hiểm, hoàn thiện quy định về trái phiếu doanh nghiệp để nâng cao chất lượng và mở rộng kênh huy động vốn ổn định, chi phí thấp cho kinh tế tư nhân. Ngoài ra, nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về chứng khoán hoá các khoản nợ.

Dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán

Năm 2025 được dự báo là một năm thử thách, tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, dựa trên đà phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ nền kinh tế, nhiều chính sách “cởi mở” của Chính phủ dành cho nhà đầu tư nước ngoài, cùng sự cải thiện ngày càng tích cực về chất lượng thị trường theo hướng minh bạch, an toàn, lành mạnh. Cụ thể, sản xuất phục hồi và tiêu dùng nội địa phát triển sẽ là nền tảng thúc đẩy thị trường chứng khoán khởi sắc.

Theo bà Cao Thị Ngọc Quỳnh, có sự thay đổi rõ nét về quan điểm chỉ đạo đối với kinh tế tư nhân trong những phát biểu của lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ban, ngành gần đây và cụ thể hóa bằng Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị. Nghị quyết 68 đã khẳng định vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia, đồng thời nêu rõ việc mở rộng sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân vào các dự án quan trọng quốc gia. Nhà nước chủ động có chính sách đặt hàng, đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu hoặc có chính sách ưu đãi khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia cùng Nhà nước vào các lĩnh vực chiến lược, các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm.

Theo bà Quỳnh, các ngành như năng lượng, vật liệu xây dựng, hạ tầng và công nghệ sẽ hưởng lợi và có những đột phá khi được hưởng các chính sách ưu tiên phát triển cũng như được tham gia vào các dự án lớn của quốc gia như dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường sắt đô thị, các dự án năng lượng tái tạo và các dự án chuyển đổi số…

Ngoài ra, với việc Chính phủ đang thúc đẩy tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại hơn 2.200 dự án với tổng số vốn gần 6 triệu tỷ đồng sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng của các nhóm ngành Ngân hàng, Bất động sản và Xây dựng.

Các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ bao gồm mở rộng quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lên ít nhất 50 nghìn tỷ đồng, triển khai hạn mức tín dụng xanh với lãi suất ưu đãi, cung cấp ưu đãi thuế 200% cho hoạt động Nghiên cứu Phát triển (R&D) và đào tạo lao động, đồng thời phát triển vốn mạo hiểm trong nước thông qua mô hình Nhà nước và tư nhân cùng đầu tư (co-investment).

Chính phủ cũng sẽ khởi động chương trình “Vietnam Global Champions” để hỗ trợ 50 doanh nghiệp tiềm năng trong hoạt động tư vấn mua bán sáp nhập (M&A), bảo hiểm rủi ro chính trị và ưu tiên tiếp cận đàm phán thương mại; nâng tỷ lệ nội địa hoá ít nhất 60% đối với ngành điện tử, ô tô, dệt may thông qua các gói ưu đãi thuế linh kiện.

Cũng theo vị chuyên gia từ VNDirect, nếu được triển khai hiệu quả, Nghị quyết 68 có thể giúp xây dựng một hệ sinh thái khu vực tư nhân ba tầng, gồm các tập đoàn lớn dẫn dắt - các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vệ tinh - và các startup đổi mới sáng tạo, định vị khu vực này trở thành trụ cột trung tâm của nền kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Theo giới phân tích, để biến những kỳ vọng này thành hiện thực, việc triển khai Nghị quyết 68-NQ/TW cần sự đồng bộ và quyết tâm lớn. Môi trường kinh doanh cần được minh bạch, kiểm soát rủi ro gian lận tài chính, và hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn lực một cách công bằng. Khi kinh tế tư nhân thực sự cất cánh, đó sẽ là ngày thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ vươn mình mạnh mẽ trong nước, mà còn ghi dấu ấn trên bản đồ tài chính khu vực.
Thái Hoàng

Tin liên quan

Tin khác

Cổ phiếu ACB có đạt mục tiêu giá lên đến 24.800 đồng?

Cổ phiếu ACB có đạt mục tiêu giá lên đến 24.800 đồng?

Trong bối cảnh nhóm ngân hàng đã bước vào giai đoạn định giá lại sau báo cáo tài chính quý I, Ngân hàng TMCP Á Châu (mã: ACB) nổi lên như lựa chọn phòng thủ khi kết hợp được chất lượng tài sản bền vững với cơ hội tăng trưởng lợi nhuận trở lại trong quý II/2025. Báo cáo mới nhất của RongViet Securities (VDSC) khuyến nghị mua ACB với vùng mục tiêu 23.000 - 24.800 đồng, tương ứng mức sinh lời kỳ vọng 15,9 -17,5% so với giá đóng cửa 21.200 đồng ngày 17/6/2025. Yếu tố nào khiến họ tin vậy?
Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong đêm Chủ nhật, trong bối cảnh các vụ tấn công tên lửa qua lại giữa Israel và Iran suốt cuối tuần đã gây chấn động các thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi đó, giá dầu tiếp tục tăng, nối dài đà bứt phá của tuần trước lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2025.
Nhận định chứng khoán phiên 16/6: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành

Nhận định chứng khoán phiên 16/6: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua khép lại trong trạng thái “hít thở” quanh vùng hỗ trợ 1.300 - 1.325 điểm. VN-Index mất 1,08% so với cuối tuần trước, đóng cửa tại 1.315,49 điểm; HNX-Index lùi 1,66% còn 224,82 điểm, phản ánh không khí điều chỉnh, tích lũy chiếm ưu thế suốt năm phiên vừa qua. Khối lượng khớp lệnh trên HoSE vẫn duy trì quanh 27.000 tỷ đồng/phiên, cho thấy dòng tiền chưa rời bỏ thị trường mà chủ yếu dịch chuyển giữa các “pocket” cơ hội.
Cổ phiếu lao dốc diện rộng, VN-Index giảm 7,5 điểm

Cổ phiếu lao dốc diện rộng, VN-Index giảm 7,5 điểm

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/6 khép lại với sắc đỏ áp đảo. Dù chỉ số chính chỉ giảm 7,5 điểm (-0,57%) nhờ lực đỡ từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, thị trường vẫn ghi nhận một làn sóng bán tháo mạnh mẽ khiến hàng trăm mã giảm, cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ.
Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, đạt hơn 900 triệu USD/phiên trong tháng 4 và 5/2025, nhưng VN-Index chưa vượt mốc 1.300 điểm do bất định vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ông Phạm Lê Duy Nhân, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã phân tích cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu và đề xuất chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng hóa danh mục để vượt qua biến động.
Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, nhưng VN-Index vẫn giậm chân quanh mốc 1.300 điểm. Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng thực trạng này có nguyên nhân từ bất định vĩ mô và tâm lý thận trọng, đồng thời đề xuất chiến lược đầu tư cần tập trung vào cổ phiếu lớn và kỳ vọng dài hạn từ nâng hạng thị trường.
S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

Chốt phiên hôm qua (giờ Mỹ), chỉ số S&P 500 tăng điểm, được hỗ trợ bởi triển vọng tích cực từ Oracle, làm dấy lên làn sóng lạc quan mới xoay quanh trí tuệ nhân tạo (AI), qua đó bù đắp phần nào lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông và đà giảm của cổ phiếu Boeing.
Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 12/6 ghi nhận một phiên giao dịch sôi động và tích cực khi dòng tiền lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù cổ phiếu "họ" Vingroup có thời điểm tạo sức ép lớn lên chỉ số, VN-Index vẫn giữ được đà tăng và kết phiên ở mức 1.322,99 điểm, tăng 7,79 điểm (+0,59%).
Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Chiều nay (12/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tài chính toàn cầu, dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế. Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính không chỉ làm rõ tầm quan trọng của chính sách đột phá này, mà còn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính hợp hiến, khả thi và cạnh tranh quốc tế, mở ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong việc hiện thực hóa một hệ sinh thái tài chính hiện đại.