Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Thị trường toàn cầu ổn định nhờ tiến triển thương mại

Đại Hùng
Đại Hùng  - 
Thị trường tài chính toàn cầu duy trì đà ổn định trong tuần qua, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump đạt được thỏa thuận thương mại đầu tiên, được kỳ vọng là mở đầu cho hàng loạt thỏa thuận khác trong thời gian tới. Tâm lý nhà đầu tư cũng được cải thiện đáng kể trước thềm cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung diễn ra cuối tuần tại Thụy Sĩ.
aa
Chứng khoán châu Á “nín thở” chờ thông tin đàm phán thương mại Mỹ - Trung Diễn biến thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế sáng 9/4
Thị trường toàn cầu ổn định nhờ tiến triển thương mại
Thị trường toàn cầu ổn định nhờ tiến triển thương mại

Tại Mỹ, các chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã quay trở lại mức của ngày 2/4, hoàn toàn xóa đi mức giảm 15% sau khi ông Trump công bố loạt thuế quan đối ứng vào "Ngày Giải phóng". Trong khi đó, chỉ số DAX của Đức lập đỉnh lịch sử mới, còn chứng khoán Nhật ghi nhận chuỗi tăng giá dài nhất trong hơn hai năm.

Tâm lý tích cực của thị trường được củng cố nhờ loạt biện pháp kích thích mạnh tay từ Trung Quốc, bao gồm hạ lãi suất và bơm thanh khoản. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng đã giảm lãi suất, trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dường như đã tạm dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ. Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không có động thái nới lỏng mới, nhưng việc duy trì chính sách ổn định cũng mang lại sự an tâm trong bối cảnh nhiều bất định.

Về kết quả kinh doanh, đã có 450 doanh nghiệp thuộc S&P 500 công bố lợi nhuận quý I, với tăng trưởng bình quân khoảng 14%. Tuy nhiên, theo phân tích từ IBES/LSEG, số lượng dự báo lợi nhuận giảm trong quý II cao gần gấp đôi số lượng dự báo tăng.

Mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực, tâm lý thận trọng vẫn bao trùm Phố Wall. Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ và các chỉ số chứng khoán hầu như không biến động trong tuần, phản ánh sự hoài nghi của giới đầu tư về tính nhất quán của chính sách Mỹ. Tổng thống Trump và Phó Tổng thống JD Vance tiếp tục công kích Chủ tịch Fed Jerome Powell, trong khi ông Trump bất ngờ đề xuất mức thuế 80% đối với hàng hóa Trung Quốc - phát biểu mà Nhà Trắng sau đó xác nhận là không chính thức.

Ngay cả khi các thỏa thuận thương mại chính thức được ký kết và mức thuế giảm so với đề xuất ban đầu ngày 2/4, thì chúng vẫn sẽ cao hơn đáng kể so với thời điểm trước khi ông Trump nhậm chức. Nhà kinh tế Phil Suttle ước tính thuế suất hiệu lực trung bình tại Mỹ sẽ đạt khoảng 22%, tăng gấp bốn lần so với mức đầu nhiệm kỳ.

Các chuyên gia của Goldman Sachs cảnh báo rằng, dù dữ liệu kinh tế hiện tại vẫn ổn định, nền kinh tế Mỹ đang tiệm cận ngưỡng suy giảm hoạt động.

Với nhà đầu tư, cách nhìn nhận thị trường hiện tại phụ thuộc vào điểm xuất phát: Lạc quan vì thuế quan không cao như dự đoán, hay bi quan vì mức thuế vẫn cao hơn đáng kể so với trước? Trong bối cảnh bất định kéo dài và tầm nhìn hạn chế, giai đoạn “tạm nghỉ” hiện tại có thể là khoảng đệm cần thiết.

Tất cả sự chú ý hiện dồn về Geneva, nơi phái đoàn Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent dẫn đầu sẽ đàm phán thương mại với Trung Quốc, dưới sự dẫn dắt của Phó Thủ tướng Hà Lập Phong. Diễn biến thị trường đầu tuần tới có thể sẽ rất đáng chú ý.

Tổng hợp diễn biến thị trường nổi bật trong tuần

- Ba chỉ số chính của Phố Wall cùng các chỉ số MSCI Toàn cầu và MSCI châu Á (trừ Nhật Bản) kết tuần gần như không thay đổi, dao động trong biên độ 0,5% – sự ổn định bề mặt có thể che giấu những biến động ngầm.

- Chỉ số DAX của Đức lập đỉnh cao mới, tăng 18% từ đầu năm và tăng 27% kể từ đáy ngày 7/4.

- Chứng khoán Nhật tăng tuần thứ tư liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất trong hơn một năm khi được hỗ trợ bởi đồng yên Nhật yếu.

- Biên độ tín dụng của trái phiếu doanh nghiệp rủi ro cao tại Mỹ thu hẹp tuần thứ năm liên tiếp, lần đầu tiên kể từ hai năm trở lại đây, hiện xuống còn 350 điểm cơ bản.

- Bitcoin tăng gần 10%, lần đầu vượt mốc 100.000 USD kể từ tháng 2.

Các sự kiện có thể tác động đến thị trường vào phiên đầu tuần tới:

- Diễn biến từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại Geneva

- Phản ứng với dữ liệu lạm phát của Trung Quốc công bố thứ Bảy

- Số liệu lạm phát tháng 4 của Ấn Độ

- Dữ liệu thương mại và tài khoản vãng lai tháng 3 của Nhật Bản

- Phát biểu của các quan chức BoE tại sự kiện ở London: Megan Greene, Clare Lombardelli, Catherine Mann và Alan Taylor.

Ở thông tin khác, những động thái đầu tiên của chính quyền Trump nhiệm kỳ 2 cho thấy chi tiêu liên bang không những chưa được kiểm soát, mà còn có dấu hiệu tăng so với thời ông Biden. Các chuyên gia kinh tế tại Morgan Stanley tuần này dự báo thâm hụt ngân sách năm 2026 sẽ lên tới 7,1% GDP, tăng từ mức 6,7% trong năm 2025, tương đương mức gia tăng khoảng 310 tỷ USD. Những con số này có thể khiến giới đầu tư lo ngại và gây thêm áp lực lên lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn.

Đại Hùng

Tin liên quan

Tin khác

Làn sóng doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khuấy động” thị trường chứng khoán

Làn sóng doanh nghiệp chi cổ tức tiền mặt “khuấy động” thị trường chứng khoán

Tuần giao dịch từ 16/6 đến 20/6 hứa hẹn sôi động hơn thường lệ khi loạt doanh nghiệp lớn nhỏ đồng loạt “ấn nút” chốt quyền nhận cổ tức. Điều này không chỉ mở ra cơ hội thu nhập thụ động cho nhà đầu tư mà còn giúp các chuyên gia dự báo một “dòng tiền phòng thủ” sẽ quay trở lại những mã trả cổ tức cao, trong bối cảnh VN-Index đang cần điểm tựa mới sau giai đoạn tăng nóng hồi đầu tháng 6.
Dầu khí bứt phá giữa “biển đỏ” Phố Wall

Dầu khí bứt phá giữa “biển đỏ” Phố Wall

Trong khi phần lớn chứng khoán Phố Wall nhuộm đỏ phiên 13/6 (giờ Mỹ, rạng sáng 14/6 giờ Việt Nam) vì nỗi lo Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chưa sớm nới lỏng chính sách, nhóm năng lượng lại bứt phá mạnh mẽ, trở thành điểm sáng hiếm hoi trên bảng điện tử. Đà lao dốc của công nghệ và thanh toán đã kéo cả ba chỉ số chính lùi sâu, nhưng diễn biến giá dầu tăng vọt và kỳ vọng hưởng lợi từ căng thẳng Trung Đông giúp cổ phiếu dầu khí, nhiên liệu sinh học “ngược dòng” ngoạn mục.
Cổ phiếu lao dốc diện rộng, VN-Index giảm 7,5 điểm

Cổ phiếu lao dốc diện rộng, VN-Index giảm 7,5 điểm

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 13/6 khép lại với sắc đỏ áp đảo. Dù chỉ số chính chỉ giảm 7,5 điểm (-0,57%) nhờ lực đỡ từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, thị trường vẫn ghi nhận một làn sóng bán tháo mạnh mẽ khiến hàng trăm mã giảm, cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ.
Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, đạt hơn 900 triệu USD/phiên trong tháng 4 và 5/2025, nhưng VN-Index chưa vượt mốc 1.300 điểm do bất định vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ông Phạm Lê Duy Nhân, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã phân tích cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu và đề xuất chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng hóa danh mục để vượt qua biến động.
Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, nhưng VN-Index vẫn giậm chân quanh mốc 1.300 điểm. Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng thực trạng này có nguyên nhân từ bất định vĩ mô và tâm lý thận trọng, đồng thời đề xuất chiến lược đầu tư cần tập trung vào cổ phiếu lớn và kỳ vọng dài hạn từ nâng hạng thị trường.
S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

S&P 500 tăng điểm nhờ đà hồi phục cổ phiếu AI do Oracle dẫn dắt

Chốt phiên hôm qua (giờ Mỹ), chỉ số S&P 500 tăng điểm, được hỗ trợ bởi triển vọng tích cực từ Oracle, làm dấy lên làn sóng lạc quan mới xoay quanh trí tuệ nhân tạo (AI), qua đó bù đắp phần nào lo ngại về căng thẳng ở Trung Đông và đà giảm của cổ phiếu Boeing.
Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Trung tâm tài chính quốc tế: Khát vọng hội nhập và hành trình vượt thách thức

Chiều nay, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết thành lập trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thể hiện khát vọng đưa Việt Nam trở thành điểm đến tài chính hàng đầu khu vực. Các đại biểu nhấn mạnh hạ tầng hiện đại, khung pháp lý thông thoáng, và nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa thành công, đồng thời đề xuất giải pháp cụ thể để vượt qua hạn chế về công nghệ, quản lý, và nguồn lực.
Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Cổ phiếu ngân hàng kéo dòng tiền trở lại, VN-Index bứt phá vượt 1.320 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 12/6 ghi nhận một phiên giao dịch sôi động và tích cực khi dòng tiền lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dù cổ phiếu "họ" Vingroup có thời điểm tạo sức ép lớn lên chỉ số, VN-Index vẫn giữ được đà tăng và kết phiên ở mức 1.322,99 điểm, tăng 7,79 điểm (+0,59%).
Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam - bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế

Chiều nay (12/6), Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm Tài chính Quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam. Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một điểm đến tài chính toàn cầu, dự thảo Nghị quyết về TTTCQT tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển kinh tế. Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính không chỉ làm rõ tầm quan trọng của chính sách đột phá này, mà còn đặt ra những yêu cầu khắt khe về tính hợp hiến, khả thi và cạnh tranh quốc tế, mở ra cơ hội nhưng cũng đầy thách thức trong việc hiện thực hóa một hệ sinh thái tài chính hiện đại.
POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

POW bứt tốc nhờ điện khí: Dòng vốn đầu tư đổ dồn về năng lượng sạch và ổn định

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (mã: POW) đang cho thấy sự trở lại mạnh mẽ trong năm 2025, khi những khó khăn của giai đoạn trước dần được thay thế bằng loạt yếu tố thuận lợi đến từ thị trường, nguồn cung và chính sách điều hành. Đặc biệt, điện khí là mảng từng trầm lắng lại đang hồi phục mạnh mẽ, tạo động lực tăng trưởng không chỉ cho kết quả kinh doanh ngắn hạn mà còn cho triển vọng trung và dài hạn.