Nâng cao sức cạnh tranh của DN
Sẽ loại bỏ những giấy phép trái quy luật kinh tế thị trường? | |
Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu | |
Tạo môi trường thuận lợi cho khu vực tư nhân phát triển |
Đang có hiện tượng bão hòa DN thành lập mới nhưng số DN phá sản cũng đang báo động. Mục tiêu đạt 1 triệu DN hoạt động hiệu quả vào năm 2020 khó đạt được khi số DN phá sản bám sát số DN mới thành lập. Để đạt mục tiêu đến năm 2020 đạt được 1 triệu DN hoạt động hiệu quả như Nghị quyết 35 của Chính phủ đề ra, trung bình mỗi năm cần khoảng gần 150.000 DN mới và phải là DN sống được cùng phát sinh thuế thu nhập DN. Nhưng, số DN phá sản ngừng hoạt động vẫn nhiều lên và số phá sản gần bằng số DN mới ra đời. Bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Phát triển DN (VCCI) đã nói vậy khi công bố cuốn Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2017.
Đẩy mạnh cải cách giảm chi phí kinh doanh cho DN để giảm thiểu tỷ lệ DN ngừng hoạt động |
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ trong quý I/2018, cả nước có 26.785 DN thành lập mới, nâng tổng số lên khoảng 575.800 DN đang hoạt động. Nhưng cũng trong quý I có thêm 20.337 DN phá sản, ngừng hoạt động, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2017. Với tình hình DN phá sản ngày càng nhiều, mục tiêu trên đang bị đe dọa. Trong thực tế, dù số DN thành lập mới vượt mốc 110.100 DN vào năm 2016 và tăng lên 126.859 DN trong năm 2017 nhưng cũng trong 2 năm này, số DN phá sản, dừng hoạt động khá nhiều, lần lượt là 73.000 DN và 60.600 DN.
Nhìn lại cả giai đoạn 2007-2017: có 928.875 DN đăng ký thành lập, nâng tổng số DN đã đăng ký thành lập lên 1.178.010 DN. Số DN ngừng hoạt động hoặc giải thể có xu hướng tăng lên kể từ năm 2011. “Số lượng DN rời bỏ thị trường vẫn cao, chứng tỏ việc cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh chưa đạt như kỳ vọng”, theo Chủ tịch VCCI – TS. Vũ Tiến Lộc.
Với DN đang hoạt động thì cũng khá yếu ớt và nhỏ bé. Chỉ ra sức khỏe DN, Báo cáo DN thường niên 2017 cho biết số DN thành lập mới là 126.859 DN, tăng 15,22% so với năm 2016. Vốn đăng ký bình quân DN dù đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 1,5 lần so với năm 2011 nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với năm 2016, lao động trong DN đăng ký mới tiếp tục giảm 8,4% so với năm 2016. DN quay trở lại hoạt động giảm 0,9% (26.448 DN) so với năm 2016. Năng lực kinh doanh của DN không những không được cải thiện mà còn giảm đi. Tỷ lệ DN kinh doanh thua lỗ trong nền kinh tế tăng cao trở lại. Hiệu suất sinh lợi trên tài sản cũng giảm.
DN – đặc biệt là DN tư nhân đã được xác định là động lực chính cho phát triển kinh tế và đặc biệt “được kỳ vọng là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của năm 2018”. Nhưng môi trường kinh doanh chưa đạt như kỳ vọng, các vấn đề nội tại của nền kinh tế vẫn là thách thức lớn như trình độ công nghệ thấp, trong khi năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có cải thiện nhưng chưa có đột phá và chỉ khi có đột phá mới tạo được điều kiện tốt cho DN phát triển. Trong khi đó, năm 2018 sẽ là năm mức độ cạnh tranh giữa DN nội địa và DN nước ngoài sẽ gia tăng và một số chính sách mới sắp thực thi sẽ làm gia tăng chi phí cho DN.
Bên cạnh đó, thể chế vẫn là nút thắt. Việc cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh chưa đạt như kỳ vọng, cũng là yếu tố khiến cho DN khó lớn, và không muốn lớn. Ông Lộc cho rằng sau một cao trào cải cách, việc cải cách vẫn rất từ từ, nhất là cải cách về thể chế, việc cắt giảm 50% số điều kiện kinh doanh như chỉ đạo của Chính phủ mới dừng ở khâu rà soát và đề xuất. Trong đó, nhiều điều kiện tuy nói là được bãi bỏ nhưng thực chất lại được chuyển từ danh mục điều kiện sang danh mục thủ tục, như vậy thực chất DN vẫn phải đáp ứng yêu cầu này.
Nghị quyết 19/2018 vừa được Chính phủ ban hành đang tạo nên một hy vọng mới. Chính phủ đặt mục tiêu tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8-18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Nghị quyết này đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể. Và Thủ tướng đã tuyên bố rõ sẽ thay thế cán bộ chần chừ cải cách hoặc lạm quyền tư lợi riêng. Và để DN sinh ra và lớn lên khỏe mạnh, nhiều khuyến nghị với cả cơ quan Nhà nước và cả phía DN đã được đưa ra.
Đối với cơ quan nhà nước: Tiếp tục thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi làm tiền đề cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn. Thực hiện các biện pháp/giải pháp tạo điều kiện để khu vực DN tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhanh chóng triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV.
Bà Hằng đề xuất nghiên cứu ban hành chính sách để giảm chi phí kinh doanh cho DN, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của DN. TS.Nguyễn Đình Cung cho rằng cần xây dựng chính sách cạnh tranh quốc gia trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh trong nước, nhất là khi ngày càng có nhiều mô hình kinh doanh phi truyền thống xuất hiện. TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng cần sớm có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DN tận dụng những cơ hội do nền kinh tế số mang lại.
Đồng thời, cần quan tâm hơn nữa đến việc mở rộng quy mô DN, phát triển bền vững, vượt qua được “tử huyệt” khi chuyển từ giai đoạn DN cực nhỏ sang nhỏ và từ quy mô nhỏ sang quy mô vừa. Tăng cường năng lực về tài chính, nguồn nhân lực cũng như đổi mới sáng tạo là yêu cầu căn bản đối với sự phát triển của DN Việt Nam hiện nay.