Quy hoạch KCN mới phải đạt chuẩn quốc tế
Điều chỉnh đầu tư vào các KCN | |
Chậm chạp đầu tư hạ tầng KCN |
Để phát huy hơn nữa vai trò của các mô hình KCN, KKT trong phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo các KCN, KKT hoạt động hiệu quả tốt, việc nghiên cứu mô hình KKT mới với những thuận lợi, hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư, khắc phục những tồn tại, hạn chế của các mô hình hiện nay là cần thiết.
Khu kinh tế Nghi Sơn được điều chỉnh mở rộng |
Tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có 325 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 95 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 64 nghìn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó, 220 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên gần 61 nghìn ha và 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 34 nghìn ha.
Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt 31,8 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51%, cao hơn 2% so với cuối năm 2015, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%, cao hơn 6% so với cuối năm 2015.
Các KCN, KCX đã phát huy được lợi thế về kết cấu hạ tầng đồng bộ, thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, theo đó, thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn cả trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hàng năm, số lượng vốn FDI đầu tư vào KCN chiếm khoảng từ 60-70% tổng vốn đầu tư FDI thu hút được của cả nước.
Trung bình trong giai đoạn 2011-2015, các KCN thu hút được khoảng 40.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước. Năm 2016, tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt 31,8 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51%, cao hơn 2% so với cuối năm 2015, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%, cao hơn 6% so với cuối năm 2015.
Hiện nay, đã có rất nhiều các DN là những tập đoàn đầu tư hàng đầu thế giới cũng đã đầu tư tại các KCN, KKT ở Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, số dự án đầu tư có vốn trên 100 triệu USD (tương đương khoảng 2.100 tỷ đồng) trong các KCN, KKT là khoảng trên 500 dự án. Các doanh nghiệp trong KCN tạo ra doanh thu lớn, đóng góp khoảng 30% vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tạo việc làm cho khoảng trên 2 triệu lao động, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Với việc hình thành các KCN, KKT, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp chủ lực mũi nhọn, cụ thể là sản xuất điện thoại di động thông minh, dầu khí, thép, đóng tàu với tiền đề là các dự án quy mô lớn đang được đầu tư tại các KCN, KKT.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, việc phát triển theo mô hình hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Trong đó chất lượng công tác quy hoạch KCN, KCX và triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển. Chất lượng công tác xây dựng quy hoạch KCN, KCX chưa tính tới yếu tố liên kết vùng và ngành; tiềm năng, lợi thế của địa phương và của vùng.
Việc triển khai quy hoạch KCN, KCX đã được duyệt của các địa phương còn hạn chế, chưa căn cứ trên khả năng thu hút đầu tư thực tế. Cơ chế hành chính “một cửa tại chỗ” tại KCN, KCX để thuận lợi cho thu hút đầu tư chưa được phát huy. Hiện các mô hình KCN, KKT đang được hưởng một số ưu đãi đầu tư (thuế TNDN, thuế nhập khẩu, tín dụng, đất đai…). Tuy nhiên, các ưu đãi này chưa thật sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư và có tính cạnh tranh quốc tế.
Chính vì vậy, công tác quy hoạch mô hình KKT mới phải đạt tiêu chuẩn quốc tế với tầm nhìn dài hạn, nghiên cứu cơ chế cho phép các nhà đầu tư chiến lược tham gia lập và thẩm định quy hoạch phát triển. Bên cạnh việc đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm cung cấp các dịch vụ hành chính thuận lợi cho các nhà đầu tư, cần xây dựng chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, có tính cạnh tranh quốc tế.
Ngoài nguồn thu ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm, Chính phủ có giải pháp huy động, sử dụng các nguồn vốn khác để hỗ trợ đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng quan trọng trong KKT để đảm bảo việc đầu tư xây dựng không bị kéo dài, đưa vào sử dụng kịp thời. Đồng thời, để đảm bảo tính đặc thù, ổn định và không chồng chéo với các quy định pháp luật chuyên ngành về thuế, đất đai… cần xây dựng văn bản luật quy định các nội dung có liên quan.