Chỉ số kinh tế:
Ngày 20/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.031 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.830/26.232 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Chủ động quản lý rủi ro trong những giai đoạn biến động

Không biết các bạn có cảm giác giống tôi không, dường như những “sự kiện thiên nga đen” đang diễn ra thường xuyên hơn trên toàn cầu?
aa

Khởi đầu là căng thẳng thương mại Mỹ-Trung năm 2019, đại dịch Covid bùng phát năm 2020, tắc nghẽn kênh đào Suez năm 2021, xung đột địa chính trị leo thang giữa Nga và Ukraine năm 2022 hay cuộc khủng hoảng ngân hàng Mỹ năm 2023… tất cả đều được liệt vào dạng “sự kiện thiên nga đen”. Mỗi sự kiện xảy ra đều gây ra những gián đoạn cho doanh nghiệp toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của việc quản trị rủi ro chặt chẽ và củng cố sức bền cho doanh nghiệp.

Năm nay, “sự kiện thiên nga đen” mới nhất vừa xuất hiện vào tháng 4 khi Mỹ công bố mức thuế đối ứng (trong đó dự kiến áp dụng với Việt Nam ở mức 46% – cao hơn đáng kể so với dự đoán của nhiều chuyên gia).

Theo Khảo sát HSBC Global Trade Pulse mới công bố, ngay cả khi mức thuế và thời điểm áp dụng cuối cùng vẫn chưa rõ ràng, các doanh nghiệp đã bắt đầu cảm nhận được tác động. Có tới 80% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát cho biết phải đối mặt với tình trạng chi phí gia tăng. Trong khi 75% dự đoán tình trạng này còn kéo dài trong trung hạn. Nhiều doanh nghiệp đang cân nhắc thay đổi thị trường mục tiêu cũng như củng cố phân tích dữ liệu để ứng phó. Nhưng cũng có 76% doanh nghiệp lạc quan nhìn nhận tình hình theo hướng tích cực – họ cho rằng khó khăn về thuế quan càng khuyến khích đổi mới, sáng tạo để củng cố sức bền trong tương lai.

Viện Tài chính Doanh nghiệp định nghĩa “sự kiện thiên nga đen” là “một sự kiện đặc biệt tiêu cực hoặc khó lường đến mức không thể dự đoán được khả năng xảy ra”. Mặc dù vốn được coi là hiện tượng hiếm gặp, các “sự kiện thiên nga đen” gần đây gần như có thể dự báo được trong một thế giới bất định. Với các doanh nghiệp có hoạt động toàn cầu, sự thật này đòi hỏi cách nhìn mới để thấu hiểu và quản lý các rủi ro.

Ông Douglas Matheson
Ông Douglas Matheson

Dù có nhiều rủi ro cũng như các mảng cần lưu tâm riêng đối với mỗi doanh nghiệp, tôi sẽ đi sâu vào ba ví dụ về cách các công ty có thể gia tăng sức bền và khả năng thích ứng cho hoạt động kinh doanh: rủi ro tín dụng đối tác trong thương mại, biến động ngoại tệ và quản trị nội bộ.

Rủi ro đối tác

Bối cảnh chuỗi cung ứng ngày càng toàn cầu hóa cũng đồng thời khiến nó dễ bị ảnh hưởng. Chỉ cần một mắt xích suy yếu – nhà cung cấp gặp căng thẳng tài chính, đối tác logistics gặp rắc rối pháp lý hoặc bên mua chậm thanh toán – đều có thể gây tác động rõ rệt tới hoạt động kinh doanh.

Trong thế giới bất định, tranh chấp thương mại quốc tế gia tăng. Rủi ro tín dụng đối tác cần được xem xét trong hoạt động của nhiều phòng chức năng, từ tài chính đến kinh doanh, chứ không chỉ là trách nhiệm của bộ phận hỗ trợ. Doanh nghiệp nên giám sát ở cấp độ danh mục: đánh giá rủi ro đối tác, xem xét luật pháp sở tại của bên mua, các rủi ro phát sinh từ kỳ hạn thương mại dài và mức độ tập trung rủi ro giữa các bên và quốc gia.

Tiếp đến là incoterms – các quy tắc thương mại tiêu chuẩn do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) xây dựng – xác định phân chia rủi ro và trách nhiệm giữa bên bán và bên mua. Dù thường bị xem nhẹ, incoterms lại là công cụ thiết yếu trong quản trị rủi ro. Lựa chọn điều kiện giao hàng như FOB hay CIF có thể thay đổi đáng kể trách nhiệm với rủi ro vận chuyển và phạm vi bảo hiểm hàng hóa, tạo nên “tấm khiên” bảo vệ trước các tác động ngắn hạn từ thuế quan.

Ngân hàng có vai trò nhất định trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh mà không làm gia tăng đáng kể rủi ro đối tác. Chẳng bạn, việc sử dụng thư tín dụng hay bảo lãnh hối phiếu có thể giảm thiểu rủi ro không nhận được thanh toán cho bên xuất khẩu bằng cách chuyển rủi ro sang một ngân hàng quốc tế ổn định. Giải pháp này giúp bảo vệ doanh nghiệp nếu đối tác gặp khó khăn về dòng tiền do biến động thương mại toàn cầu. Khi trao đổi với ngân hàng, doanh nghiệp cũng có thể khám phá các công cụ giảm thiểu rủi ro và khai mở nguồn vốn lưu động.

Rủi ro biến động tỷ giá

Nếu rủi ro đối tác thường diễn ra từ từ,, thì rủi ro ngoại hối có thể xuất hiện đột ngột, gây sốc và có khả năng gây tàn phá. Biến động tỷ giá tiền tệ có thể gây xói mòn biên lợi nhuận và làm nhiễu các dự báo, thậm chí đối với những đồng tiền có vẻ ổn định.

Năm 2022, đồng Yên Nhật xuống mức thấp nhất trong 38 năm so với USD, giảm hơn 25% chỉ trong vài tháng khi BOJ tiếp tục chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong khi Fed tăng lãi suất. Đồng Nhân Dân Tệ cũng mất giá hồi tháng 4 năm nay, xuống mức thấp nhất kể từ 2023.

Biến động tỷ giá không chỉ là con số lý thuyết. Nếu không có giải pháp phòng ngừa giữa doanh thu và chi phí bằng các đồng tiền tương ứng, lợi nhuận có thể dao động mạnh. Với những công ty có biên lợi nhuận hẹp hoặc hợp đồng dài hạn, biến động tỷ giá có thể dẫn đến chênh lệch giữa lãi và lỗ.

Tuy vậy, nhiều công ty vẫn chưa có giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Theo Khảo sát Quản trị Rủi ro Doanh nghiệp 2024 của HSBC, 47% nhà quản lý tài chính cho biết tổ chức của họ chưa sẵn sàng trước rủi ro tỷ giá, xếp trên cả rủi ro chuỗi cung ứng (35%) hay khí hậu (34%). Hơn 40% doanh nghiệp bị giảm thu nhập do không phòng vệ rủi ro này.

Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn là công cụ phổ biến, giúp ấn định tỷ giá tại thời điểm giao dịch mà không phụ thuộc vào điều khoản thanh toán. Điều quan trọng là giám đốc tài chính cần xem lại toàn bộ chiến lược tỷ giá của công ty. Trong trường hợp “mất bò mới lo làm chuồng”, các giải pháp phòng ngừa riêng lẻ thường tốn kém trong khi một chiến lược tỷ giá nghiêm túc tập trung vào ổn định biên lợi nhuận thay vì chạy theo dự báo của thị trường có thể sẽ mang lại hiệu quả bền vững hơn qua thời gian.

Quản trị: Mối nguy nội sinh

Dù các cú sốc bên ngoài thường gây chú ý hơn, một số rủi ro nghiêm trọng nhất lại bắt nguồn từ nội bộ. Những thất bại trong quản trị – từ gian lận đến lỗi vận hành – có thể khiến doanh nghiệp sụp đổ nhanh nhanh hơn cả suy thoái thị trường.

Sự kiện gây chấn động gần đây liên quan đến một công ty công nghệ tài chính (fintech) được định giá nhiều tỷ USD là một ví dụ rất điển hình. Các cuộc điều tra nội bộ cho thấy doanh thu thường xuyên bị “thổi phồng”, nhiều hợp đồng ký lùi ngày và kiểm soát nội bộ yếu kém. Trong những trường hợp như vậy, các nhà đầu tư phải ôm những tổn thất nặng nề.

Tuy vậy, quản trị doanh nghiệp thường bị xem là hoạt động tuân thủ hơn là chiến lược. Rủi ro quản trị liên quan đến sự chính trực và cơ chế đưa ra quyết định hiệu quả, đảm bảo tư duy phản biện kết hợp với các bước kiểm soát và quy trình thích hợp.

Kiểm soát nội bộ – bao gồm phân tách nhiệm vụ, phê duyệt kép và lịch sử kiểm toán – là yếu tố thiết yếu. Tư duy phản biện quan trọng ở mọi cấp. Dù dữ liệu ngày càng quan trọng, trực giác và kinh nghiệm vẫn có thể phát hiện điều mà thuật toán bỏ lỡ.

Nhân viên cần được khuyến khích nêu ý kiến, đặt câu hỏi và bày tỏ quan ngại mà không lo bị “trả thù”. Một chính sách bảo vệ người tố giác chỉ có giá trị khi văn hóa tổ chức thực sự khuyến khích phản biện. Dù lo ngại chỉ là báo động giả, văn hóa đó vẫn nên được đề cao.

Sự đa dạng về nền tảng, kinh nghiệm trong ban lãnh đạo và hội đồng quản trị cũng tạo ra góc nhìn phản biện và đề xuất có giá trị. Luân chuyển nhân sự kiểm soát, kiểm tra định kỳ và kiểm toán độc lập sẽ giúp duy trì văn hóa quản lý rủi ro toàn diện.

Suy cho cùng, rủi ro quản trị là nền tảng cho mọi hoạt động quản lý rủi ro khác. Khi có hệ thống quản trị vững chắc, nhà đầu tư và tổ chức tín dụng sẽ tin tưởng hơn. Thiếu nền tảng này, ngay cả hệ thống quản lý rủi ro tốt cũng dễ sụp đổ.

Từ phỏng đoán đến phòng thủ

Trong thế giới ngày nay, biến động không còn là bất thường mà đã trở thành bình thường. Các hoạt động phức tạp về địa chính trị, khí hậu, công nghệ và kinh tế sẽ tiếp tục diễn ra. Đối với lãnh đạo doanh nghiệp, câu hỏi không còn là “liệu” gián đoạn tiếp theo có xảy ra hay không mà là “khi nào” và tổ chức có đủ khả năng nhận diện và điều chỉnh kịp thời để ứng phó hay không.

Điều này đòi hỏi một sự thay đổi trong tư duy. Quản trị rủi ro cần chuyển từ bị động sang chủ động, từ tách biệt sang tích hợp. Rủi ro và khả năng ứng phó cần được thảo luận ở mọi cấp trong tổ chức. Sự đổi mới, sáng tạo cần đi đôi với nhận thức rõ ràng về rủi ro tiềm ẩn.

Xét cho cùng, những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ, nhận thức được rằng chúng ta cần học cách sống chung với "thiên nga đen" trong tương lai, sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc. Tổ chức của bạn đã sẵn sàng không chỉ để tồn tại – mà còn để dẫn đầu – vượt qua làn sóng gián đoạn tiếp theo chưa?
Douglas Matheson, Giám đốc cấp cao Quản lý rủi ro tín dụng và Tuân thủ, HSBC Việt Nam

Tin liên quan

Tin khác

Đào tạo nhân lực ngành tài chính - ngân hàng theo hướng chuyển đổi số

Đào tạo nhân lực ngành tài chính - ngân hàng theo hướng chuyển đổi số

Tài chính ngân hàng là một trong những lĩnh vực then chốt của quốc gia, tạo cơ sở “nền tảng” để đất nước vươn mình tiến vào kỷ nguyên công nghệ, chuyển đổi số. Trong đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu mới trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ luôn được Chính phủ quan tâm. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Đức Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (HUB) về công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành tài chính - ngân hàng đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của đất nước.
Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Chuẩn hóa thị trường tài sản mã hóa, thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam

Hiện nay trên thế giới, thị trường tài sản mã hóa đang phát triển mạnh, trong khi nhu cầu sở hữu tài sản mã hoá tại Việt Nam cũng rất lớn. Tuy nhiên, để thị trường phát triển lành mạnh và có thể trở thành kênh thu hút đầu tư cần có hành lang pháp lý minh bạch và tầm nhìn dài hạn. Xung quanh vấn đề này, Thời báo Ngân hàng đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Huy Vũ, CEO/Co-founder Kyber Network.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội tạo tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Việc Chính phủ trình Quốc hội thông qua Dự thảo Nghị quyết về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam đánh dấu một sự kiện đặc biệt nổi trội, mở ra cánh cửa để Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển trong kỷ nguyên mới.
Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Cơ hội đầu tư dài hạn giữa lằn ranh bất định

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán cải thiện đáng kể, đạt hơn 900 triệu USD/phiên trong tháng 4 và 5/2025, nhưng VN-Index chưa vượt mốc 1.300 điểm do bất định vĩ mô. Trong bối cảnh đó, ông Phạm Lê Duy Nhân, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) đã phân tích cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu và đề xuất chiến lược đầu tư dài hạn, đa dạng hóa danh mục để vượt qua biến động.
Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Thị trường chứng khoán tích lũy chờ tín hiệu bứt phá

Dòng tiền vào thị trường chứng khoán Việt Nam đạt trung bình 1 tỷ USD mỗi phiên, nhưng VN-Index vẫn giậm chân quanh mốc 1.300 điểm. Ông Ngô Thế Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), cho rằng thực trạng này có nguyên nhân từ bất định vĩ mô và tâm lý thận trọng, đồng thời đề xuất chiến lược đầu tư cần tập trung vào cổ phiếu lớn và kỳ vọng dài hạn từ nâng hạng thị trường.
Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Trung tâm Tài chính Quốc tế là quyết định đúng đắn để tăng tốc phát triển

Giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội chiều nay (12/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày kế hoạch xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Với lộ trình đột phá, mô hình này hứa hẹn nâng tầm vị thế kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức phức tạp về pháp lý, giám sát và rủi ro tài chính.
Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Thực thi chính sách thuế công bằng giữa các thành phần kinh tế

Hoàn thiện các chính sách thuế, phí, lệ phí theo hướng bảo đảm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế, giảm thuế suất là một trong những nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Về vấn này, ông Trương Bá Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã có những chia sẻ với báo chí.
Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Thu thuế từ hộ kinh doanh được thực hiện công bằng, minh bạch

Nghị quyết 68 có yêu cầu xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh chậm nhất trong năm 2026; đồng thời, mở rộng cơ sở tính thuế, nhất là thu thuế điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Đây được xem là nhiệm vụ lớn, tác động đến hơn 30% nguồn đóng góp vào GDP. Về vấn đề này, ông Mai Sơn - Phó Cục trưởng Cục Thuế đã có những thông tin chia sẻ với báo chí.
Khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt hóa “kỳ lân”

Khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt hóa “kỳ lân”

Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ đã nhanh chóng cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 03/NQ-CP với trọng tâm hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp, sáng tạo. Đây là một “trụ cột” để Việt Nam chuyển mình trong kỷ nguyên số. Xung quanh vấn đề này phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch kiêm đồng sáng lập Tập đoàn Công nghệ Tài chính MoMo về khơi thông nguồn lực để startup công nghệ Việt phát triển vươn tầm thế giới.
Đối thoại với CEO mới của Sacombank

Đối thoại với CEO mới của Sacombank

Tôi nhận trách nhiệm không để làm khác, mà để làm sâu: Sâu vào niềm tin, sâu vào quy trình và sâu vào trách nhiệm ngân hàng trong một nền kinh tế đang định hình trong kỷ nguyên vươn mình. Ông Nguyễn Thanh Nhung đã khẳng định như trên trong cuộc trao đổi đầu tiên sau khi nhận chức Quyền Tổng giám đốc Sacombank.