Chỉ số kinh tế:
Ngày 176/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 24.998 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.799/26.197 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự: Điểm nhấn quan trọng của Nghị quyết 68

T.Giang
T.Giang  - 
Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tư duy quản lý nhà nước khi chủ trương chuyển từ nền hành chính công vụ mang tính quản lý sang mô hình phục vụ và kiến tạo phát triển, lấy người dân và doanh nghiệp làm trọng tâm. Một trong những điểm nhấn quan trọng của Nghị quyết này là việc phân định rõ ràng trách nhiệm giữa hình sự với hành chính, dân sự, cũng như giữa pháp nhân và cá nhân trong xử lý vi phạm.
aa
Nghị quyết 68 – Đột phá thể chế cho kinh tế tư nhân: Niềm tin, hành động và khát vọng bứt phá Nghị quyết 68: Khơi thông nút thắt cho thị trường bất động sản trong chu kỳ mới Nghị quyết 68 cởi trói tiềm năng kinh tế tư nhân

Từ trước đến nay, doanh nghiệp đều có chung nỗi lo tiềm ẩn về các vấn đề pháp lý khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Đặc biệt trong bối cảnh pháp luật thay đổi nhanh chóng, việc vận dụng đôi khi chưa thống nhất giữa các cơ quan thực thi pháp luật.

Việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự đã từng gây ra tâm lý lo ngại, thậm chí làm triệt tiêu tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo và sự năng động của khu vực tư nhân.

“Khi đã bị truy cứu hình sự, họ không chỉ mất tài sản mà sự nghiệp đều dang dở”, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương chia sẻ.

Trong hành trình kiến tạo một Việt Nam hùng cường, việc “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự” chính là hành động đầu tiên đầy quyết đoán để

Trong suốt gần 40 năm Đổi mới, Đảng và Nhà nước đã nhận ra sự cần thiết không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự. Tuy nhiên, phải đến Nghị quyết 68 mới có những quan điểm quyết liệt và đây là những điểm mới chưa từng có. Cụ thể: Sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước, cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại.

Nghị quyết 68 cũng nêu rõ: Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự. Trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo.

“Có thể hiểu rằng, nếu người kinh doanh mắc sai phạm thì đều tạo điều kiện cơ hội cho họ làm lại. Điều này đối với doanh nhân cực kì quan trọng. Thêm một điểm nữa là Nghị quyết cũng phân biệt rõ giữa thể nhân và pháp nhân, tức là phân biệt rõ giám đốc và doanh nghiệp. Giám đốc vi phạm là trách nhiệm của cá nhân chứ không kéo doanh nghiệp vào. Niêm phong tài sản của cá nhân chứ không niêm phong tài sản, trụ sở doanh nghiệp. Sẽ không còn câu chuyện niêm phong cả nhà máy làm vật chứng của vụ án. Chính vì vậy, doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ an tâm hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tiếp cận cái mới để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển”, TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

"Mỗi doanh nghiệp chính là một tế bào của nền kinh tế. Khi từng tế bào khỏe mạnh, cả cơ thể sẽ phát triển vững vàng. Do đó, việc chủ động đổi mới và thích nghi của doanh nghiệp sẽ là yếu tố sống còn trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Để Nghị quyết 68 thực sự phát huy hiệu quả, cũng cần có sự đồng hành và chủ động từ phía doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tư nhân cần tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và phản biện chính sách, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực quản trị, vận hành và tuân thủ pháp luật", ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội nói.

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Nghị quyết 68 không chỉ có các chủ trương, chính sách mới, đó còn là một lời cam kết với doanh nghiệp, với người dân và với tương lai của đất nước. Và trong hành trình kiến tạo một Việt Nam hùng cường, việc không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự chính là hành động đầu tiên đầy quyết đoán, đầy hy vọng để khơi dậy một môi trường đầu tư lành mạnh, công bằng và sáng tạo.

T.Giang

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Thị trường hàng hóa: Tiếp tục biến động

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (16/6), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục mở rộng đà tăng sang phiên thứ hai liên tiếp. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng hơn 0,3% lên mức 2.276 điểm.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/6

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/6

Tỷ giá trung tâm tăng 18 đồng, chỉ số VN-Index tăng mạnh 22,62 điểm hay NHNN cho biết đã hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP liên quan đến thị trường vàng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 16/6.
S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh bất chấp căng thẳng địa chính trị

S&P 500 và Nasdaq tăng mạnh bất chấp căng thẳng địa chính trị

Phố Wall mở màn tuần mới 16/6 theo giờ Mỹ (rạng sáng 17/6 giờ Việt Nam) trong sắc xanh đồng thuận. Chỉ số S&P 500 nhích 0,94% lên 6.033,11 điểm, Dow Jones cộng 0,75% đạt 42.515,09 điểm, trong khi Nasdaq Composite bứt 1,52% lên kỷ lục 19.701,21 điểm.
Thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng

Thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1142/QĐ-TTg thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng.
Ninh Thuận dồn lực giải phóng mặt bằng cho hai nhà máy điện hạt nhân

Ninh Thuận dồn lực giải phóng mặt bằng cho hai nhà máy điện hạt nhân

Sau gần một thập kỷ tạm dừng, hai dự án Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận chính thức tái khởi động với mục tiêu hoàn thành trong 5 năm. Chính quyền và người dân địa phương đang chung sức, đồng lòng tháo gỡ các “nút thắt” về mặt bằng, quy hoạch, sẵn sàng cho bước chuyển mình lịch sử trong lĩnh vực năng lượng quốc gia.
Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Thị trường hàng hóa: Biến động mạnh trong tuần qua

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết khép lại tuần giao dịch vừa qua, sắc xanh áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng mạnh gần 2% lên 2.268 điểm.
Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/6

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/6

Tỷ giá trung tâm giảm 17 đồng, chỉ số VN-Index ở mức 1.315,49 điểm, giảm 14,40 điểm so với phiên cuối tuần trước đó hay tính đến hết tháng 5/2025, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 là 956.891,7 tỷ đồng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 9-13/6
Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Chứng khoán Mỹ: Hợp đồng tương lai chao đảo khi căng thẳng Israel - Iran leo thang

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ biến động nhẹ trong đêm Chủ nhật, trong bối cảnh các vụ tấn công tên lửa qua lại giữa Israel và Iran suốt cuối tuần đã gây chấn động các thị trường tài chính toàn cầu. Trong khi đó, giá dầu tiếp tục tăng, nối dài đà bứt phá của tuần trước lên mức cao nhất kể từ tháng 1/2025.
Nhà ở xã hội: Không chỉ thiếu “đất sạch” mà cần cả hạ tầng đồng bộ

Nhà ở xã hội: Không chỉ thiếu “đất sạch” mà cần cả hạ tầng đồng bộ

Việc thiếu “đất sạch” và vướng mắc thủ tục hành chính vẫn là rào cản khiến mục tiêu 100.000 căn hộ vào năm 2025 có nguy cơ không đạt được.
Nhận định chứng khoán phiên 16/6: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành

Nhận định chứng khoán phiên 16/6: Dòng tiền luân chuyển giữa các nhóm ngành

Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua khép lại trong trạng thái “hít thở” quanh vùng hỗ trợ 1.300 - 1.325 điểm. VN-Index mất 1,08% so với cuối tuần trước, đóng cửa tại 1.315,49 điểm; HNX-Index lùi 1,66% còn 224,82 điểm, phản ánh không khí điều chỉnh, tích lũy chiếm ưu thế suốt năm phiên vừa qua. Khối lượng khớp lệnh trên HoSE vẫn duy trì quanh 27.000 tỷ đồng/phiên, cho thấy dòng tiền chưa rời bỏ thị trường mà chủ yếu dịch chuyển giữa các “pocket” cơ hội.