Đổi mới sáng tạo - động lực của tăng trưởng
Động cơ cho tăng trưởng đã sẵn sàng | |
Cách nào để doanh nghiệp Việt tiến vào CMCN 4.0? | |
Để không lỡ “chuyến tàu” Cách mạng Công nghiệp 4.0 |
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và khu vực có nhiều thay đổi sâu sắc, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều biến đổi về chất, các nền kinh tế đang hướng đến tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo được kỳ vọng trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, tăng cường lợi thế và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế…
Thương mại trong khu vực APEC được ghi nhận có nhiều thay đổi tích cực. Thương mại trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ đã tăng 6,7 lần với tổng giá trị khoảng 20 nghìn tỷ vào năm 2015; mức thuế trung bình đã giảm đáng kể từ 17% vào năm 1989 xuống 5,6% vào 2014 nhờ tăng cường quan hệ thương mại song phương và đa phương cũng như sự gia tăng của các thỏa thuận thương mại trong và ngoài khu vực.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và khu vực có nhiều thay đổi sâu sắc, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại nhiều biến đổi về chất, các nền kinh tế đang hướng đến tăng trưởng kinh tế thông qua đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo được kỳ vọng trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, tăng cường lợi thế và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Ảnh minh họa |
Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, đổi mới sáng tạo không chỉ liên quan đến các yếu tố công nghệ mà còn gồm các yếu tố phi công nghệ, có mối quan hệ chặt chẽ với một loạt các lĩnh vực bao trùm và phức tạp như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thị trường tài chính, hệ thống giáo dục, nghiên cứu và phát triển (R&D), hệ thống pháp luật, sở hữu trí tuệ, thuế… Với tính chất phức tạp và bao trùm như vậy, thương mại được coi là một trong những nhân tố thúc đẩy quan trọng giúp định hình chính sách và chiến lược về đổi mới sáng tạo của nền kinh tế.
“APEC cũng đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và sáng tạo. Các nhà lãnh đạo APEC nhấn mạnh phát triển sáng tạo thông qua thúc đẩy hợp tác về khoa học và đổi mới sáng tạo; tạo thuận lợi chuyển giao, phổ biến và thương mại hóa công nghệ; thúc đẩy sử dụng và thương mại hóa sở hữu trí tuệ và đảm bảo thực thi luật về quyền sở hữu trí tuệ; cải thiện môi trường đổi mới sáng tạo… Năm APEC Việt Nam 2017, tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh và sáng tạo của DN cũng là một trong những ưu tiên được các nền kinh tế thành viên APEC ủng hộ”, ông Thái cho hay.
Trên tinh thần đó, Hội nghị APEC về Thương mại và Sáng tạo được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy thương mại và đổi mới sáng tạo giữa các nền kinh tế thành viên APEC hướng tới tăng trưởng và phát triển bền vững; đồng thời tạo ra cơ hội đối thoại cởi mở thẳng thắn giữa các Bộ trưởng phụ trách thương mại APEC với đại diện giới DN về thúc đẩy thương mại và sáng tạo; xem xét các hoạt động APEC có thể tiến hành nhằm thúc đẩy tăng trưởng đổi mới sáng tạo trong khu vực.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết, hiện nay APEC là một đầu tàu kinh tế, là động lực tăng trưởng quan trọng của châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. APEC có tổng dân số hơn 2,8 tỷ người, chiếm 40% dân số thế giới. Trải qua gần ba thập kỷ, các nền kinh tế APEC đã tăng trưởng mạnh mẽ, chiếm gần 60% GDP của thế giới; 49% giao dịch thương mại quốc tế với mức thuế quan trung bình đã giảm từ 11% năm 1996 xuống còn 5,5% vào năm 2016; mức thu nhập, đời sống của người dân trong khu vực được nâng lên. Đó là minh chứng cho nỗ lực của cả khu vực về tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, cũng như chia sẻ sự ổn định, phát triển và cùng thịnh vượng.
Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh: “mọi kế hoạch hợp tác với những mục tiêu tốt đẹp sẽ không thể trở thành hiện thực, nếu thành viên APEC thiếu lòng tin, quyết tâm chính trị, hợp tác cùng nhau để gìn giữ môi trường hòa bình, bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động đầu tư, lưu chuyển hàng hóa thương mại trong khu vực. “Việt Nam quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ về cải cách và tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam và những đóng góp tích cực của mình cho tiến trình hợp tác APEC thông qua việc tái đăng cai chủ trì APEC chỉ sau 11 năm với phương châm hợp tác với các nền kinh tế thành viên trong khu vực cùng nhau xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, phát triển và kết nối thịnh vượng”, Thủ tướng tái khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Hội nghị bộ trưởng thương mại APEC vừa kết thúc tốt đẹp với những kết quả thiết thực cho cộng đồng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, triển khai hiệu quả chủ đề và bốn ưu tiên của năm APEC 2017 về “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Cơ quan nghiên cứu chính sách của BTK APEC (PSU) dự báo tăng trưởng của khu vực năm 2017 có thể cao hơn so với mức trung bình của thế giới (3,8% so với 3,5%) và điều đáng mừng là APEC vẫn tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. APEC đã và đang được coi là vườn ươm của các sáng kiến mới về kinh tế, thương mại, đầu tư, tăng trưởng và sáng tạo…
Hội nghị đã rà soát việc xây dựng một số sáng kiến và ưu tiên của năm APEC 2017 như: tiếp tục triển khai Tuyên bố Lima về Khu vực Mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP); xây dựng Khuôn khổ tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới; triển khai sáng kiến về Công nghiệp hỗ trợ; xây dựng kế hoạch hành động về thúc đẩy kinh tế, tài chính và xã hội trong khu vực APEC; xây dựng khuôn khổ APEC về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số và xác định tầm nhìn cho APEC giai đoạn hậu 2020... Đây là những sáng kiến tích cực và thiết thực, giúp các DN Việt Nam tiếp cận và tận dụng tốt các lợi thế hợp tác thương mại đầu tư trong khu vực kinh tế APEC.