“Nếu quy về một đầu mối trong quản lý nợ công sẽ gây ra sự xáo trộn không cần thiết”

09:54 | 19/06/2017 Kinh tế
aa
Đó là nhận định của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Xuân - Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ phát biểu tại phiên thảo luận tại Hội trường Quốc hội ngày 16/6/2017 về nội dung quyền hạn, nhiệm vụ quản lý nợ công được nêu trong dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).
Quản lý nợ công: Gắn trách nhiệm giữa đi vay, sử dụng vốn với trả nợ
Để giảm áp lực nợ công
Đổi mới mô hình tăng trưởng: Tăng trưởng vừa phải nhưng chất lượng tốt

Cụ thể, theo dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Điều 19 quy định Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công; Điều 20 giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, làm đầu mối vận động, ký kết hiệp định khung; Điều 21 giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế do Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại diện chính thức tại các tổ chức này... Vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều Đại biểu khi thảo luận là làm thế nào để có được cơ chế phân công nhiệm vụ hiệu quả trong quản lý nợ công?

“Nếu quy về một đầu mối trong quản lý nợ công sẽ gây ra sự xáo trộn không cần thiết”
Đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng

Các cơ quan đang thực hiện tốt nhiệm vụ được giao - không nên thay đổi

Phát biểu tại Hội trường Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Đoàn ĐBQH Quảng Bình) tán thành quan điểm để Chính phủ thống nhất quản lý nợ công, giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước thực hiện các phần việc liên quan theo chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan; tiếp tục giao cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ đàm phán, ký kết Thỏa thuận vay với WB, ADB vì Ngân hàng Nhà nước đang là đại diện tại 2 tổ chức này.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cho rằng: “Thứ nhất, việc Chính phủ giữ nguyên phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan nêu trên là có cơ sở, nhất là việc tiếp tục giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì đàm phán Hiệp định vay với WB, ADB. Lần này Quốc hội sửa đổi luật phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nếu có vướng mắc thì sửa, nếu phù hợp thực tiễn thì tiếp tục phát huy. Thực tế, thời gian qua có thể thấy Ngân hàng Nhà nước vẫn làm tốt nhiệm vụ này và các nhà tài trợ cũng đánh giá cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA của Việt Nam.

Thứ hai, có một số bất cập trong quản lý, sử dụng ODA như năng lực thực hiện, quản lý dự án chưa đáp ứng yêu cầu, giải phóng mặt bằng chưa kịp thời hay bố trí nguồn đối ứng không kịp thời v.v... Những bất cập này không phải do chúng ta giao cho Ngân hàng Nhà nước ký kết hiệp định với WB và ADB.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước là đại diện chính thức của Việt Nam tại WB, ADB đã hơn 40 năm từ năm 1976 Ngân hàng Nhà nước đã là đại diện chính thức tại các tổ chức tài chính Quốc tế này. Vì vậy, việc tiếp tục giao cơ quan đại diện cũng chính là cơ quan chủ trì đàm phán ký kết hiệp định vay ODA với các tổ chức này sẽ bảo đảm thuận lợi trong hoạt động. Đồng thời, bảo đảm tính chuyên nghiệp, tính kế thừa, kinh nghiệm ổn định của bộ máy làm công tác này và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật ở nước ta. Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này cũng rất đa dạng và mô hình như Việt Nam không phải ngoại lệ. Với lý do nêu trên, tôi tán thành phương án của Chính phủ đề xuất và điều này cũng phù hợp với trách nhiệm và thẩm quyền của Chính phủ trong phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp cho các bộ, ngành”.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Đoàn ĐBQH Bắc Ninh) cũng tán đồng: “Chính phủ thống nhất quản lý nợ công và giao các Bộ ngành thực hiện nhiệm vụ, chức năng liên quan theo dự thảo là phù hợp. Đến nay chưa nên thay đổi nếu thay đổi sẽ trái với Luật Ngân hàng Nhà nước giao Ngân hàng Nhà nước là đại diện, ký kết thỏa thuận vay vốn với WB, ADB. Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước đang làm tốt nhiệm vụ này. Ngoài ra, dự thảo quy định Chính phủ phân công nhiệm vụ của các đơn vị liên quan trong thống nhất quản lý nợ công là phù hợp với Nghị quyết 07-NQ/TW và thẩm quyền của Chính phủ tại Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015”.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Anh (Đoàn ĐBQH Cao Bằng) nhất trí với phân công nhiệm vụ các cơ quan trong Dự thảo Luật và cho rằng trong quá trình thực hiện việc đàm phán ký kết đại diện Chính phủ cũng như tham mưu Chính phủ ký kết các thỏa thuận về vay vốn do các cơ quan bộ ngành thực hiện đều không có ảnh hưởng gì lớn trong vấn đề nợ công. Thực tế trong quá trình chúng ta tổ chức thực hiện cũng như phân bổ nguồn vốn cho dự án đầu tư công dẫn đến không hiệu quả, thất thoát, nhiều tồn tại này khác chứ không phải do vấn đề vay vốn. Nếu bây giờ chúng ta thấy những vấn đề gì tốt rồi, chúng ta không nên thay đổi.

Không nên tập trung vào một bộ để tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ

Đại biểu Nguyễn Ngọc Hải (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cũng có quan điểm không nên tập trung vào một bộ vì (i) vấn đề bất cập hiện nay không phải ở khâu đàm phán ký kết; (ii) theo quy trình, Bộ Tài chính đã và đang là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nợ công, tham gia xuyên suốt trong tất cả các khâu, trực tiếp chủ trì các nội dung quan trọng liên quan đến nợ công, như xây dựng chiến lược nợ công, hạn mức vay vốn, chương trình quản lý nợ trung hạn, chỉ tiêu an toàn nợ công, cơ chế tài chính, xác định cơ quan vay lại, kế hoạch trả nợ v.v... Bộ Tài chính cũng là thành viên chính thức trong các cuộc đàm phán từng hiệp định vay, cụ thể do các cơ quan khác chủ trì và có tiếng nói quyết định đối với những vấn đề về tài chính như lựa chọn thời hạn vay, kỳ trả nợ và số tiền trả nợ trong từng kỳ. Kế hoạch trả đó đều được Bộ Tài chính cân đối và tổng hợp vào kế hoạch ngân sách hàng năm. Điều này đảm bảo cho Bộ Tài chính có đầy đủ mọi thông tin để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Đại biểu cũng nhấn mạnh: việc đàm phán ký kết các hiệp định vay vốn WB, ADB của Ngân hàng Nhà nước đều dựa trên các quyết định về chủ trương vay vốn, báo cáo khả thi, bao gồm cả ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính về tác động của khoản vay với an toàn nợ công, cơ chế tài chính, phương án vay và trả nợ vốn vay, năng lực trả nợ của người vay, việc đàm phán ký kết này là khâu hoàn thiện về mặt thủ tục với nhà tài trợ WB và ADB để tiếp nhận vốn vay, không phải việc huy động vốn ngoài chủ trương kế hoạch đã được duyệt nên không phải là nguyên nhân gây khó khăn cho Bộ Tài chính trong việc giúp Chính phủ thống nhất quản lý nợ công.

Cũng với quan điểm không nên quản lý tập trung vào một bộ, Đại biểu Giàng Thị Bình (Đoàn ĐBQH Lào Cai) đánh giá: “Quy định như hiện tại là phù hợp, có kế thừa các luật liên quan. Việc quy định như vậy cũng phù hợp với thực tế thể chế của Việt Nam và trong phân công đảm bảo Chính phủ quản lý tập trung”.

Đại biểu phân tích thêm: Tại Nghị quyết 07-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương không yêu cầu phải tập trung mọi hoạt động quản lý nợ công vào một cơ quan duy nhất, mà yêu cầu các cơ quan rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý và theo đó Chính phủ và các cơ quan sẽ có trách nhiệm rà soát chức năng, nhiệm vụ để tránh trùng lặp nhiệm vụ và tổ chức lại những đơn vị, cơ quan không hiệu quả. Giữ nguyên và phát huy những cơ quan đang thực hiện tốt nhiệm vụ. Qua nghiên cứu tôi thấy, Chính phủ đã bám sát tinh thần Nghị quyết 07-NQ/TW khi xây dựng dự thảo luật. Những quy định như dự thảo luật về quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan có liên quan. Theo đại biểu, phân công nhiệm vụ như trong dự thảo Luật sẽ hạn chế trong việc độc quyền, đồng thời tăng cường được sự giám sát lẫn nhau giữa các bộ, ngành trong thực thi nhiệm vụ quản lý nợ công cũng như quản lý ngân sách nhà nước.

Một số đại biểu cũng cho rằng, nếu soi chiếu kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là các quy định của IMF hay WB thì cũng không có một mô hình mẫu nào về quản lý nợ công. Tùy theo thể chế, các quốc gia có thể giao một hoặc nhiều bộ, ngành khác nhau quản lý nợ công. Do đó việc tham khảo quốc tế là cần thiết nhưng cần có sự linh hoạt, không cứng nhắc.

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Đoàn ĐBQH Hải Phòng) thống nhất nguyên tắc, cần có một cơ quan đầu mối tổng hợp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, song cần có một đánh giá thật rõ xem việc dồn hết các chức năng quản lý nợ công vào một bộ thì có hiệu quả hơn quy định hiện hành hay không? Đã gắn hoặc cân đối về các quy định về quyền hạn, trách nhiệm giữa vay và hiệu quả sử dụng vốn vay chưa?

Đại biểu Bùi Thanh Tùng đề nghị, trong dự thảo luật nên quy định theo hướng giao Chính phủ quyết định việc phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan trong quản lý các mảng nội dung lớn về quản lý nợ công, như quản lý ODA, quản lý vốn vay ưu đãi trên nguyên tắc cơ quan nào chịu trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý các mảng công việc này sẽ phải chịu trách nhiệm từ khâu đàm phán, ký kết, vay với các nhà tài trợ đến quản lý sử dụng hiệu quả vốn vay. Thời điểm này, chưa nên có xáo trộn hay thay đổi đầu mối đàm phán với các tổ chức quốc tế đã được quy định tại các luật có liên quan như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Điều ước quốc tế và các thông lệ quốc tế Việt Nam công nhận. Thay vào đó cần tập trung cải thiện quy chế phối hợp giữa các đơn vị nhằm đảm bảo thông tin liên lạc đầy đủ và hiệu quả, hỗ trợ cho quá trình quản lý nợ công an toàn và hiệu quả.

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Đoàn ĐBQH Cần Thơ) nhận định: “Nếu quy về một đầu mối trong quản lý nợ công sẽ gây ra sự xáo trộn không cần thiết”. Ông Xuân cũng lưu ý cần “Phân công nhiệm vụ giữa Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước một cách khoa học, chặt chẽ, không chồng chéo giữa các cơ quan của Chính phủ, đảm bảo sự giám sát lẫn nhau”.

Cũng tán thành quy định phân công nhiệm vụ các bộ ngành trong dự thảo luật, Đại biểu Hà Thị Lan (Đoàn ĐBQH Bắc Giang) cho rằng, quy định như vậy để đảm bảo ổn định trong tổ chức hoạt động và không phải điều chỉnh các luật có liên quan thực tế đã triển khai và thực hiện. Tuy nhiên, tôi cũng đề nghị bổ sung quy định làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền quyết định và các đối tượng có liên quan trong toàn bộ quy trình huy động, thẩm định, phân bổ, quản lý, sử dụng nợ công.

Trong phiên thảo luận này, hơn 2/3 số các ý kiến bày tỏ đồng tình với việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nợ công như hiện tại, đó là: Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, làm đầu mối vận động, ký kết hiệp định khung; Ngân hàng Nhà nước chủ trì đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế.
Nguồn: SBV

Các tin khác

Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Khẩn trương trình Quốc hội các cơ chế đặc thù thống nhất cho tất cả các dự án đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu không thay đổi là phải khởi công dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025 và khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026; giao các cơ quan khẩn trương hoàn thiện nghị quyết thống nhất các cơ chế đặc thù cho tất cả dự án đường sắt, trình Chính phủ trong tháng 4 để trình Quốc hội trước ngày 5/5.
Chính phủ đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng vốn ngân sách để tăng vốn điều lệ cho NHHTX

Chính phủ đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng vốn ngân sách để tăng vốn điều lệ cho NHHTX

Chính phủ đề xuất hỗ trợ 5.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương để tăng vốn điều lệ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
Đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Đề xuất miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Hoạt động xuất nhập khẩu: Cần chiến lược chủ động

Hoạt động xuất nhập khẩu: Cần chiến lược chủ động

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục có nhiều biến động, hoạt động xuất nhập khẩu đang trở thành một trong những điểm tựa quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần một chiến lược xuất nhập khẩu mới - chủ động hơn, bền vững hơn và thích ứng nhanh với các chuẩn mực quốc tế.
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách

Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ -TTg về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 24/4

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 24/4

Tỷ giá trung tâm tăng 31 đồng, chỉ số VN-Index tăng 12,35 điểm hay giá xăng, dầu cùng được điều chỉnh tăng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 24/4.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với Hội đồng Tư vấn chính sách

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với Hội đồng Tư vấn chính sách

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp với Hội đồng Tư vấn chính sách vừa được thành lập.
Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Thúc đẩy kinh doanh minh bạch, hiệu quả

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Thúc đẩy kinh doanh minh bạch, hiệu quả

Sửa đổi Luật Doanh nghiệp: thúc đẩy kinh doanh minh bạch, hiệu quả
Tạo "cú hích" để hộ kinh doanh chịu lớn

Tạo "cú hích" để hộ kinh doanh chịu lớn

Giải pháp khả thi nhất để Việt Nam đạt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 là khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, không phải hộ kinh doanh nào cũng sẵn sàng chuyển đổi.
Sửa đổi Luật các TCTD để tăng cường xử lý nợ xấu, phân quyền hiệu quả

Sửa đổi Luật các TCTD để tăng cường xử lý nợ xấu, phân quyền hiệu quả

Sửa đổi Luật các TCTD để tăng cường xử lý nợ xấu, phân quyền hiệu quả
Khẩn trương triển khai 2 dự án đường cao tốc

Khẩn trương triển khai 2 dự án đường cao tốc

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 197/TB-VPCP ngày 24/4/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự án thành phần 1 cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành và Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức đối tác công tư.
Bộ Tài chính đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ học viên ngành STEM

Bộ Tài chính đề xuất chính sách tín dụng hỗ trợ học viên ngành STEM

Hiện nay, Bộ Tài chính đang gửi lấy ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên (HSSV), học viên, nghiên cứu sinh học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM).
Khởi động đàm phán thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ

Khởi động đàm phán thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Công thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc điện đàm với Trưởng đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer để khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương Việt Nam và Hoa Kỳ.
Không để việc sáp nhập làm chậm đầu tư công

Không để việc sáp nhập làm chậm đầu tư công

Trong bức tranh kinh tế đang có nhiều điểm sáng của Quảng Nam, đầu tư công vẫn được xác định là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả tăng trưởng GRDP ấn tượng quý I/2025, việc giải ngân vốn đầu tư công vẫn đang là “điểm nghẽn”, đặt ra yêu cầu cấp bách về quyết tâm chính trị, hành động đồng bộ và kỷ luật kỷ cương từ các cấp, các ngành.
TP. Hồ Chí Minh phát triển kinh tế chia sẻ giai đoạn 2025-2030

TP. Hồ Chí Minh phát triển kinh tế chia sẻ giai đoạn 2025-2030

UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế chia sẻ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025-2030.
Xem thêm
ky uc ngay thong nhat hanh trinh nguoc dong lich su

“Ký ức ngày Thống Nhất”: Hành trình ngược dòng lịch sử

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bảo tàng Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề "Ký ức ngày thống nhất", một hành trình ngược dòng lịch sử đầy xúc cảm, tái hiện không khí hào hùng của ngày non sông nối liền một dải. Đây là một điểm đến người dân không nên bỏ lỡ trong dịp 30/4-1/5 năm nay tại Thủ đô Hà Nội.
con bao thue quan va bien dong kinh te

Cơn bão thuế quan và biến động kinh tế

Tuần qua, chính sách thương mại của Mỹ đã khiến cả thế giới quay cuồng. Phố Wall thì như tàu lượn siêu tốc, nhưng cuối cùng lại ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong hơn một năm. Chuyện gì đang xảy ra? Hãy cùng tìm hiểu!
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 10 16032025

Bản tin Tài chính - Ngân hàng từ ngày 10 - 16/03/2025

Trong tuần qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và Thống đốc NHTW Indonesia Perry Warjiyo đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác chung trong lĩnh vực ngân hàng giữa NHNN và NHTW Indonesia trong chuyến thăm và làm việc cấp Nhà nước của Tổng Bí Thư Tô Lâm với Cộng hòa Indonesia; Cũng trong chuyến thăm cấp Nhà nước tại Cộng hòa Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và Tổng Giám đốc Cơ quan Tiền tệ Singapore Chia Der Jiun đã trao đổi Bản ghi nhớ nâng cấp về hợp tác trong lĩnh vực đổi mới tài chính, nhằm thúc đẩy các cơ hội hợp tác về kết nối thanh toán và hỗ trợ phát triển FinTech;…
ban tin tai chinh ngan hang tu ngay 242 232025

Bản tin Tài chính – Ngân hàng từ ngày 24/2-2/3/2025

Trong tuần qua, NHNN tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Ngân hàng Nhà nước và Quyết định về tổ chức bộ máy, nhân sự của Ngân hàng Nhà nước; Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Bí thư Đảng bộ NHNN điều hành Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tại trụ sở NHNN…
duy tri mat bang lai suat on dinh ho tro doanh nghiep thuc day tang truong kinh te

Duy trì mặt bằng lãi suất ổn định, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ngày 25/2/2025, Ngân hàng Nhà nước tổ chức cuộc họp trực tuyến về thực hiện các giải pháp ổn định mặt bằng lãi suất tiền gửi, sẵn sàng chia sẻ một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà chủ trì cuộc họp.
thu tuong chinh phu pham minh chinh tham chuc mung nam moi va giao nhiem vu cho nganh ngan hang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng năm mới và giao nhiệm vụ cho ngành Ngân hàng

Sáng 3/2, ngày đầu tiên làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm, chúc mừng năm mới; giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành Ngân hàng.
khat vong vuon len cua nguoi ngheo o mien di san

Khát vọng vươn lên của người nghèo ở miền di sản

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều người thương mến thường chúc nhau "giàu có và sung túc". Giàu ở đây không chỉ có nhiều tiền bạc mà còn có cả ý chí, niềm tin và khát vọng vươn lên trong một năm mới. Ở Ninh Bình, người dân tin rằng, ý chí, niềm tin và khát vọng vươn lên của người nghèo, đối tượng chính sách luôn thường trực hàng ngày, hàng giờ nhưng điều họ cần là nguồn vốn được tin tưởng giao cho để thực hiện nó.
nguoi dan xep hang mua vang ngay via than tai

Người dân xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài

Sáng 7/2/2025 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng) - ngày vía Thần tài, không khí tại nhiều cửa hàng vàng tại Hà Nội vẫn rất sôi động dù giá vàng đang ở mức khá cao.
thong doc ngan hang nha nuoc nguyen thi hong tang qua tet tai huyen son dong tinh bac giang

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng tặng quà Tết tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Ngày 18/1/2025, đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Tết cho người có công, công nhân lao động, hộ nghèo tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
soi dong hoi thi goi banh chung va bay mam qua ngay tet

Sôi động Hội thi gói bánh chưng và bày mâm quả ngày Tết

Hòa chung không khí háo hức, vui tươi chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025, Công đoàn Cơ quan Ngân hàng Nhà nước Trung ương tổ chức Hội thi gói bánh chưng và bày mâm quả ngày Tết trong 2 ngày 17 và 18/1/2025 nhằm góp phần giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc trong đoàn viên, người lao động.
thong doc nhnn nguyen thi hong phat bieu tai hoi nghi cua chinh phu va chinh quyen dia phuong

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị của Chính phủ và Chính quyền địa phương

Ngày 8/1/2025, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng tham luận tại Hội nghị.
1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

1.812 căn hộ “vừa túi tiền” sắp ra mắt thị trường

Ngày 24/4/2024, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bcons (Tập đoàn Bcons) tổ chức Lễ kick of Dự án Bcons Solary tại White Palcae, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh ngay tại thời điểm sau khi có thông tin chính thức Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập chung về TP. Hồ Chí Minh.
Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

Chỉ 200 nghìn đồng/ngày, mục tiêu an cư trong tầm tay

Với ưu đãi đặc biệt từ chương trình hỗ trợ mua nhà ở xã hội của HDBank, khách hàng chỉ cần chi trả từ 200 nghìn đồng/ngày, thời hạn lên đến 50 năm - dài nhất thị trường cho vay mua nhà ở xã hội. Cơ hội cho người có mức lương dưới 15 triệu đồng/tháng sở hữu ngôi nhà mơ ước.
BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

BIC ưu đãi tới 40% phí bảo hiểm mừng sinh nhật BIDV

Chào mừng kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (26/4/1957 - 26/4/2025), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) triển khai chương trình khuyến mại Siêu hội bảo hiểm, giảm tới 40% phí nhiều sản phẩm bảo hiểm, áp dụng duy nhất trong ngày 26/4/2025. Đây cũng là mức ưu đãi cao nhất trong năm dành cho khách hàng tham gia bảo hiểm của BIC trên các kênh phân phối.
Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Khởi động dự án căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang

Mới đây, Công ty Cổ phần Kinh doanh và Đầu tư Đất Xanh Miền Trung phối hợp cùng Công ty Cổ phần BNC Land và các đối tác chiến lược đã tổ chức lễ khởi động dự án khu căn hộ cao cấp Grand Marina Da Nang tại Lô 3-4, Khu A2-1, đường Nguyễn Tất Thành, phường Hòa Hiệp Nam, TP. Đà Nẵng. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình triển khai dự án, hứa hẹn bổ sung nguồn cung căn hộ cao tầng chất lượng cho thị trường.
Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Ngân hàng NCB ra mắt thẻ Visa “Thống Nhất” - Tự hào một dải Việt Nam

Trong không khí hân hoan trên khắp cả nước kỷ niệm 50 năm thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tự hào ra mắt sản phẩm tài chính đặc biệt gắn liền với dòng chảy lịch sử dân tộc: Thẻ tín dụng NCB Visa Thống Nhất - Tự hào một dải Việt Nam.
Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ

Mở thẻ NCB Visa online dễ dàng, tận hưởng loạt ưu đãi hấp dẫn chào mừng đại lễ

NCB đồng hành cùng khách hàng trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn từ du lịch, ẩm thực, giải trí đến di chuyển… Chỉ với vài bước đăng ký online đơn giản và nhanh chóng, bạn đã có thể tự do chi tiêu mọi lúc mọi nơi, biến kỳ nghỉ lễ thành trải nghiệm đáng nhớ.
[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

[Infographic] Dùng MoMo dễ dàng hơn với Siri tiếng Việt

Với Siri tiếng Việt, người dùng có thể ra lệnh bằng giọng nói để thực hiện các tác vụ như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, hoặc thậm chí là các dịch vụ yêu thích như mua vé máy bay, đặt vé xem phim,.. thông qua ứng dụng MoMo. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính tiện lợi trong việc sử dụng các dịch vụ mà không cần phải thao tác trực tiếp trên điện thoại.
VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

VietinBank tiên phong triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên eGP

Từ tháng 4/2025, VietinBank phối hợp với Cục đấu thầu quốc gia chính thức triển khai bảo lãnh dự thầu điện tử trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (eGP). Theo đó, khách hàng doanh nghiệp tham gia dự thầu có thể dễ dàng tạo đề nghị bảo lãnh điện tử và nhận cam kết bảo lãnh dự thầu điện tử do VietinBank phát hành nhanh chóng ngay trên eGP thông qua kết nối trực tiếp giữa VietinBank và eGP.
VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

VietinBank đồng hành cùng MUFG thúc đẩy tài chính bền vững tại Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đang có những cam kết và hành động mạnh mẽ để chuyển đổi sang phát triển bền vững, VietinBank phối hợp với đối tác chiến lược - Ngân hàng MUFG Bank (Nhật Bản) tổ chức tọa đàm MUFG N0W (Net Zero World) Việt Nam 2025, với chủ đề Chiến lược đổi mới bền vững hướng tới bứt phá xanh.
Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

Hè về, tiêu dùng được Home Credit trợ lực tài chính

Hè về, nhu cầu tiêu dùng của người dân thường tăng cao. Home Credit triển khai chương trình “Ưu đãi hết cỡ - Sống vui hết mình" từ nay đến 8/7/2025, mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính tiêu dùng của công ty.
VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

VPBank triển khai “Con đường ưu đãi”, giảm tới 20% cho chủ thẻ tín dụng

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa triển khai chương trình “Con đường ưu đãi”, giảm giá đồng loạt 20% cho các chủ thẻ tín dụng khi thanh toán ở trên 40 cửa hàng tại 2 tuyến phố ẩm thực gồm phố Trung Hòa – Hà Nội và phố Phan Xích Long – TP. Hồ Chí Minh.
BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

BVBank và RAR hợp tác triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VNeID

Ngân hàng Bản Việt (BVBank) và Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an đã chính thức ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ xác thực điện tử VNeID trên Ngân hàng số Digimi. Đây là một trong những nỗ lực của BVBank nhằm mang đến cho khách hàng những tiện ích số hóa thiết thực, thuận tiện và an toàn.
Phiên bản di động