Chỉ số kinh tế:
Ngày 23/6/2025, tỷ giá trung tâm của VND với USD là 25.028 đồng/USD, tỷ giá USD tại Cục Quản lý ngoại hối nhà nước là 23.827/26.229 đồng/USD. Tháng 5/2025, chỉ số IIP ước tăng 4,3% so với tháng trước và 9,4% so với cùng kỳ. Cả nước có hơn 15,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư công tăng mạnh 15,3%, FDI đăng ký tăng 51,2%, FDI thực hiện tăng 7,9%. Tổng thu ngân sách đạt 172,4 nghìn tỷ đồng, lũy kế 5 tháng tăng 24,5%. Xuất nhập khẩu đạt 78,64 tỷ USD, tăng 15,5%; CPI tăng nhẹ 0,16%, lạm phát cơ bản giữ ở mức 3,10%. Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế trong tháng, nâng tổng 5 tháng lên 9,2 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ.
banner-dai-hoi-dang

Người dùng Android đối mặt nguy cơ lừa đảo từ mã độc Crocodilus

Lê Minh
Lê Minh  - 
Một chủng mã độc mới trên hệ điều hành Android đang khiến giới chuyên gia an ninh mạng lo ngại, khi sở hữu nhiều kỹ thuật tinh vi nhằm đánh cắp tài sản và lừa đảo người dùng.
aa
Cảnh báo mã độc giả mạo chatbot AI tấn công người dùng Android, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

Mang tên Crocodilus, loại trojan chuyên nhằm vào tài khoản ngân hàng này được phát hiện lần đầu vào tháng 3/2025 và hiện đã lan rộng từ Thổ Nhĩ Kỳ sang nhiều quốc gia khác như Mỹ, Tây Ban Nha, Ba Lan, Argentina, Brazil, Indonesia và Ấn Độ.

Crocodilus nhanh chóng được xếp vào nhóm những mối đe dọa nghiêm trọng nhất hiện nay đối với người dùng thiết bị Android, không chỉ vì khả năng vượt qua các lớp bảo vệ tích hợp như Google Play Protect, mà còn bởi cơ chế phát tán và kỹ thuật tấn công ngày càng tinh vi, khó nhận diện.

Theo các chuyên gia từ ThreatFabric – đơn vị đầu tiên phát hiện mã độc này, Crocodilus được phát tán chủ yếu thông qua các quảng cáo độc hại trên mạng xã hội như Facebook. Những quảng cáo này thường đưa ra lời mời hấp dẫn như tặng điểm thưởng, khuyến mãi đặc biệt… nhưng chỉ tồn tại trong một đến hai giờ, đủ thời gian để lôi kéo hàng nghìn lượt truy cập.

Khi người dùng nhấp vào, họ bị chuyển hướng tới các trang web giả mạo, nơi mã độc Crocodilus âm thầm được cài vào thiết bị mà không cần tới quyền truy cập dịch vụ trợ năng – điều vốn là yêu cầu phổ biến với nhiều phần mềm độc hại khác.

Tại Ba Lan, mã độc được ngụy trang dưới dạng các ứng dụng ngân hàng và mua sắm giả. Trong khi đó, ở Tây Ban Nha, Crocodilus đóng giả là bản cập nhật trình duyệt, nhắm thẳng vào các ngân hàng lớn của quốc gia này. Các chiến dịch nhỏ hơn được ghi nhận có liên quan tới việc mạo danh ứng dụng từ nhiều quốc gia khác như Mỹ, Argentina, Brazil và Ấn Độ, cho thấy phạm vi phát tán đang ngày càng mở rộng.

Điểm đặc biệt nguy hiểm của Crocodilus nằm ở khả năng can thiệp sâu vào hệ thống thiết bị Android. Một biến thể mới của mã độc này đã được ghi nhận có thể tự động thêm liên hệ giả vào danh bạ điện thoại của nạn nhân – một kỹ thuật lừa đảo chưa từng xuất hiện phổ biến trước đó.

Theo đó, khi kẻ tấn công thực hiện cuộc gọi, màn hình điện thoại sẽ hiển thị tên liên hệ như “Bank Support” thay vì một số lạ, khiến người dùng lầm tưởng đó là cuộc gọi từ ngân hàng thật. Điều này giúp Crocodilus dễ dàng thực hiện các cuộc tấn công, giả mạo nhân viên ngân hàng hoặc người thân để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Các liên hệ giả mạo này chỉ tồn tại cục bộ trên thiết bị bị nhiễm và không đồng bộ lên tài khoản Google, khiến việc phát hiện càng trở nên khó khăn.

Không dừng lại ở đó, Crocodilus còn sở hữu khả năng điều khiển thiết bị từ xa, đánh cắp dữ liệu cá nhân và thực hiện tấn công kiểu Overlay – kỹ thuật tạo ra giao diện giả mạo ứng dụng tài chính nhằm thu thập thông tin đăng nhập của người dùng. Mã độc này cũng được tích hợp khả năng phân tích nội dung màn hình dựa trên biểu thức chính quy để trích xuất dữ liệu có giá trị cao như "cụm từ hạt giống" và khóa riêng từ các ứng dụng ví tiền điện tử.

Các mẫu mới của Crocodilus sử dụng kỹ thuật che giấu nâng cao như đóng gói mã và mã hóa XOR, giúp né tránh các hệ thống phát hiện phần mềm độc hại. Mã độc cũng đã được cập nhật để hỗ trợ khả năng ghi lại hành vi sử dụng Accessibility, cho phép kẻ tấn công theo dõi tương tác trên thiết bị theo thời gian thực.

Các chuyên gia an ninh mạng cũng cho biết, các chiến dịch phát tán Crocodilus thường được triển khai thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm cả các cửa hàng ứng dụng không chính thức, tin nhắn văn bản và trang web lừa đảo trên mạng xã hội. Mặc dù cách thức lây nhiễm cụ thể vẫn đang tiếp tục được điều tra, nhưng các chuyên gia nhận định rằng người dùng có thể bị lừa cài mã độc thông qua các liên kết tưởng chừng vô hại xuất hiện trong quảng cáo hoặc tin nhắn giả mạo.

Crocodilus hiện không còn là một mối đe dọa cục bộ mà đã trở thành nguy cơ toàn cầu. Các nhà nghiên cứu an ninh mạng cảnh báo rằng phần mềm độc hại này đang được điều hành bởi một nhóm các tổ chức chuyên nghiệp, có khả năng thích ứng và phát triển không ngừng, với mục tiêu chiếm đoạt tài sản từ người dùng cá nhân và tổ chức tài chính ở nhiều quốc gia.

Trong bối cảnh mối đe dọa ngày càng tinh vi và mở rộng, người dùng thiết bị Android được khuyến cáo cần nâng cao cảnh giác và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ bản như chỉ tải ứng dụng từ các cửa hàng chính thức như Google Play Store, kích hoạt Google Play Protect, hạn chế cài đặt ứng dụng không cần thiết và luôn xác minh thông tin trước khi thực hiện bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến tài chính – kể cả khi yêu cầu đến từ những số điện thoại quen thuộc.

Lê Minh

Tin liên quan

Tin khác

Ngân hàng tăng cường “thành trì” bảo vệ khách hàng

Ngân hàng tăng cường “thành trì” bảo vệ khách hàng

Theo ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN, hiện cơ quan này đang phối hợp với C06, Bộ Công an xây dựng kho dữ liệu về tài khoản nghi ngờ gian lận. Điều này giúp các ngân hàng có thể theo dõi và giám sát các hành vi gian lận trong hệ thống.
Bảo vệ người dân trước lừa đảo công nghệ cao

Bảo vệ người dân trước lừa đảo công nghệ cao

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã chủ động triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 và Thông tư 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 nhằm tăng cường an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thẻ ngân hàng. Theo chia sẻ của ông Lê Hoàng Chính Quang – Quyền Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, NHNN, đến nay, có hơn 116 triệu hồ sơ khách hàng cá nhân đã được đối chiếu thông tin sinh trắc học với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng nghĩa các tài khoản đã được xác thực chính chủ.
Triệt phá đường dây đánh cắp 21.000 thẻ tín dụng quốc tế

Triệt phá đường dây đánh cắp 21.000 thẻ tín dụng quốc tế

Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng và quản lý địa bàn, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP. Đà Nẵng phát hiện một nhóm hacker hoạt động có tổ chức do T.Đ.D (trú TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) và N.Q.K (trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cầm đầu, hoạt động trên địa bàn thành phố.
Cảnh giác với “vay online lãi thấp”, “thủ tục siêu nhanh”

Cảnh giác với “vay online lãi thấp”, “thủ tục siêu nhanh”

Trong bối cảnh nhiều người dân gặp khó khăn tài chính và có nhu cầu vay tiêu dùng để trang trải cuộc sống, các đối tượng xấu đã lợi dụng tâm lý này để dựng lên nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi thông qua hình thức cho vay trực tuyến. Thực tế, ghi nhận không ít nạn nhân đã sập bẫy, mất hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.
Ngân hàng chủ động chặn lừa đảo chuyển tiền bằng cảnh báo tài khoản rủi ro

Ngân hàng chủ động chặn lừa đảo chuyển tiền bằng cảnh báo tài khoản rủi ro

Trước tình trạng gia tăng các vụ lừa đảo chuyển tiền, các ngân hàng đã chủ động triển khai tính năng cảnh báo tài khoản có dấu hiệu gian lận nhằm bảo vệ khách hàng, hạn chế nguy cơ khách hàng chuyển tiền nhầm vào tài khoản lừa đảo.
Các ngân hàng đồng loạt cảnh báo thủ đoạn giả mạo giao dịch vàng để lừa đảo

Các ngân hàng đồng loạt cảnh báo thủ đoạn giả mạo giao dịch vàng để lừa đảo

Trước thực trạng gia tăng các vụ lừa đảo tinh vi trong lĩnh vực mua bán vàng, nhiều ngân hàng thương mại như SHB, BIDV, MB... đã liên tiếp phát đi cảnh báo, khuyến nghị khách hàng nâng cao cảnh giác, không để bị lợi dụng và chiếm đoạt tài sản.
Bóc trần chiêu thức thuê người Việt Nam mở tài khoản, lập công ty để lừa đảo

Bóc trần chiêu thức thuê người Việt Nam mở tài khoản, lập công ty để lừa đảo

Ngày 3/6, Bộ Công an phát đi cảnh báo về tình trạng các đối tượng lừa đảo dụ dỗ nạn nhân tham gia làm “nhiệm vụ online”, yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt. Mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, song vẫn có không ít người “mắc bẫy”.
Xuất hiện chiêu lừa mới: Mạo danh tổ chức, cơ quan nhà nước để lừa đảo

Xuất hiện chiêu lừa mới: Mạo danh tổ chức, cơ quan nhà nước để lừa đảo

Thời gian gần đây xuất hiện nhiều đối tượng lợi dụng uy tín của các cơ quan, tổ chức của nhà nước để thực hiện các hành vi lừa đảo tinh vi. Đáng chú ý, nhiều trường hợp giả mạo văn bản, con dấu nhằm đánh vào tâm lý người dân để chiếm đoạt tài sản.
Cảnh báo mã độc giả mạo chatbot AI tấn công người dùng Android, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

Cảnh báo mã độc giả mạo chatbot AI tấn công người dùng Android, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng

Một loại mã độc mới có tên OctoV2 thuộc dòng Trojan Banking vừa được các chuyên gia an ninh mạng phát hiện đang nhắm tới người dùng hệ điều hành Android.
Bẫy làm nhiệm vụ online: Lợi nhuận ảo, thiệt hại thật

Bẫy làm nhiệm vụ online: Lợi nhuận ảo, thiệt hại thật

Thời gian qua, Công an TP. Hà Nội liên tục đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo qua hình thức “làm nhiệm vụ online nhận hoa hồng”. Các đối tượng thường dụ dỗ nạn nhân bằng những lời quảng cáo hấp dẫn như "việc nhẹ lương cao", "chỉ cần ngồi nhà vẫn kiếm tiền". Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là chiêu trò để chiếm đoạt tiền của người tham gia.